TÂM LÝ HỌC ĐÁM ĐÔNG - Trang 94

thống trị những tâm hồn một cách vô thức, bởi vì một mình chúng thì chẳng
cần phải diệt trừ. Tiberius, Dschingiskhan, Napoleon rõ ràng đều là những kẻ
chuyên chế, nhưng Mose, Buddha, Jesus, Mohammed, Luther từ trong mộ
của họ họ cũng thực thi một sự thống trị không kém phần sâu rộng đối với
những tâm hồn. Một kẻ chuyên chế có thể bị lật đổ bởi một âm mưu cấu kết,
nhưng bọn đó có thể làm được gì đối với một niềm tin đã cắm rễ vững chắc?

Trong cuộc chiến khốc liệt chống lại nhà thờ thiên chúa giáo, cuộc cách

mạng vĩ đại của chúng ta đã thua cuộc, cho dù có vẻ như nó có sự ủng hộ
của đám đông và cho dù nó đã sử dụng các phương tiện hủy diệt một cách
tàn bạo như những phương tiện của tòa dị giáo. Kẻ chuyên chế duy nhất thực
chất của loài người luôn chính là những cái bóng của những kẻ đã chết hoặc
là những ảo tưởng mà chính những kẻ đó tạo nên.

Tôi nhắc lại: Sự vô nghĩa về mặt triết lý của một quan điểm nền tảng

chung nào đó không bao giờ là vật cản đối với sự chiến thắng của nó. Sự
chiến thắng đó thậm chí dường như chỉ có thể có được, nếu như nó chứa
đựng trong mình một sự vô nghĩa đầy bí mật nào đó. Sự nghèo nàn trí tuệ
một cách rõ ràng của các học thuyết xã hội chủ nghĩa hiện nay cũng không
thể ngăn cản được việc nó ăn sâu vào tâm hồn đám đông. Sự bất cập thực sự
của nó so với các niềm tin tôn giáo duy nhất là ở chỗ: do vì lý tưởng hạnh
phúc, mà các niềm tin tôn giáo đặt ra phía trước, chỉ có thể trở thành hiện
thực trong cuộc đời tương lai, chính vì vậy mà không một ai có thể bàn luận
về sự hiện thực hóa chúng; Nhưng bởi các lý tưởng hạnh phúc xã hội chủ
nghĩa cần phải được thực hiện ngay trên trái đất này, cho nên sự phù phiếm
của những lời hứa hẹn đồng thời cũng xuất hiện cùng ngày với cuộc thí
nghiệm hiện thực hóa đầu tiên, và niềm tin mới cũng vì thế mà đã mất đi tất
cả mọi ảnh hưởng. Quyền lực của nó chỉ lớn mạnh đúng cho đến cái ngày
mà mà nó được hiện thực hóa. Và vì vậy cái tôn giáo mới, cũng như mọi tôn
giáo khác trước đây, đầu tiên nó tiến hành những hoạt động tàn phá, mà sau
này, cũng như các tôn giáo đó, nó không thể đảm nhiệm được tiếp tục cái vai
trò sáng tạo.

§2. Những quan niệm không bất biến của đám đông

Bên trên những quan điểm nền tảng, mà chúng ta đã bàn về quyền lực

của chúng, là một lớp những phán xét, ý kiến, ý tưởng, suy nghĩ, chúng liên
tục sinh ra và biến đi. Chúng ta trước đó cũng đã xác định rằng những sự
thay đổi này của các quan niệm thường xảy ra trên bề mặt nhiều hơn là trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.