Về tâm lý xã hội: Nhân tố trước tiên: Người bệnh lớn lên trong
một gia đình bình thường, dựa vào sự nỗ lực cá nhân thi đỗ đại học và
trở thành một công chức nhà nước, vì thế người bệnh là niềm tự hào và
hy vọng của gia đình. Bản thân người bệnh cũng có nhiều cố gắng, mong
muốn nhờ đó có thể thay đổi được tương lai của gia tộc. Đồng thời,
người bệnh từ nhỏ đã được tiếp thu một nền giáo dục tốt, có lòng tự
trọng, sau khi gia nhập lực lượng công an, đối với sự nghiệp cảnh sát có
lòng tự hào nghề nghiệp cao.
Nhân tố thúc đẩy: Trong quá trình truy đuổi tội phạm do bất ngờ bị
thương, chưa hoàn thành nhiệm vụ, lại bị mất súng. Về tâm lý người
bệnh không chịu nổi thất bại, dẫn đến tinh thần bị tổn thương.
Các chuyên gia đánh giá và đưa ra hướng điều trị: Triệu chứng của
người bệnh phù hợp với căn bệnh áp lực chướng ngại sau chấn thương,
kiến nghị dùng tâm lý kịch để điều trị. Từng bước cụ thể như sau:
Giai đoạn một: Chuẩn bị. Bao gồm bảo đảm an toàn, đánh giá và
xác lập quan hệ trị liệu.
Giai đoạn hai: Đình chỉ cảm giác không an toàn và mất lòng tin
vào bản thân.
Giai đoạn ba: Dựng lại tình huống bị thương. Khống chế hiệu ứng
áp lực bị thương đồng thời áp dụng vào trong hệ thống thống nhất của cá
nhân.
Giai đoạn bốn: Liên kết lại với thế giới thực, định nghĩa lại hậu
quả tạo thành của vết thương đối với người bị hại và thế giới. Khi cần
thiết, can thiệp cách điều trị mới.
Phương Mộc cởi trần, vừa lau mồ hôi vừa nhớ lại kế hoạch điều trị
của Dương Cẩm Trình với Lỗ Húc. Trong giai đoạn hai, Dương Cẩm
Trình thêm vào một khâu hành động: Vật lộn quyết liệt và luyện tập bắn
súng. Rất rõ là, ông ta hy vọng thông qua hai hình thức luyện tập này
khôi phục lại cảm giác khống chế bản thân của Lỗ Húc và tăng cường
tình cảm nhận thức cá nhân. Điều khiến cho Phương Mộc bực mình là,