Đông Thái thú Trương Vịnh không nạp thuế lụa, bèn đến tại sở quan chém
họ, treo đầu cáo thị các quận.
Giang Biểu truyện viết: Tuấn làm việc công trong sạch, gặp lúc quận khô
hạn, dân không có lương ăn, dâng biểu xin cấp chẩn. Hạo nói là Tuấn
muốn nhận ân riêng, sai người đến chém bêu đầu. Lại nữa Thượng thư
Hùng Mục thấy Hạo bạo ngược, ít khi can gián, Hạo sai người lấy đao cắt
xéo giết Mục, thân chẳng còn thịt.
Tháng tám mùa thu, Kinh Hạ Đốc là Tôn Khải hàng nhà Tấn. Người
huyện Bà Dương nói có tảng đá trên núi Lịch Dương có hoă văn hình chữ,
cả thảy hai mươi chữ là: “Chín thành của đất Sở, chín đô của đất Ngô, miền
Dương Châu, làm Thiên tử, bốn đời trị, mới thái bình”.
Giang Biểu truyện viết: Huyện Lịch Dương có núi đá sát bờ nước, cao
trăm trượng, đoạn ba mươi trượng có bảy xuyên sánh đôi giăng bày, trong
chỗ xuyên có màu vàng đỏ, không giống với tảng đá gốc, người đời bảo
rằng đấy là ấn đá, lại nói ấn đá phát ra thì thiên hạ sẽ thái bình. Dưới có
nhà thờ, thầy mo nói là thần của ấn đá là ba chàng trai. Bấy giờ Lịch
Dương Trưởng dâng biểu nói là ấn đá phát ra, Hạo sai sứ lấy đồ thái lao tế
ở núi Lịch Dương. Thầy mo nói: “Ba chàng trai của ấn đá nói: ‘Thiên hạ
sắp thái bình’”. Sứ giả làm thang cao, lên xem chữ ấn, lừa lấy mực đỏ viết
hai mươi chữ, trở về báo cho Hạo. Hạo cả mừng nói: “Nước Ngô sắp dựng
đô, thành của chín châu sao! Từ thời Đại Hoàng Đế đến ta là bốn đời, vua
của thời thái bình, không phải ta thì còn ai”? Liền sai sứ giả đến, lấy ấn
thao bái ba chàng trai làm Vương, lại đẽo đá khắc chữ, khen thưởng công
đức của thần linh để báo đáp điềm lành.
Lại nữa núi Dương Tiện ở huyện Ngô Hưng có tảng đá rỗng, dài hơn
mười trượng, tên là ‘nhà đá’, quan địa phương dâng biểu nói là điềm lành,
bèn sai Kiêm Tư đô Đổng Triều, Kiêm Thái thương Chu Xứ đến huyện
Dương Tiện, phong thần cho núi ấy. Năm sau đổi niên hiệu, đại xá để hợp
với lời văn trên ấn đá.
Mùa hạ năm Thiên Kỉ thứ nhất, Hạ Khẩu Đốc là Tôn Thận ra Giang Hạ,
Nhữ Nam, cướp đốt nhà dân. Lúc trước, người huyện Sô Tử là Trương