Trác nói: “Phải, nhưng giết được hai họ Viên, Lưu Biểu, Tôn Kiên thì thiên
hạ tự phục theo ta thôi”.
Trác bèn dời đô đến phía tây vào cửa quan, đốt cháy đất Lạc. Kiên bèn đi
trước đến đất Lạc, sửa các lăng mộ, san bằng các chướng ngại mà Trác đào
lên.
Giang Biểu truyện viết: “Đô cũ trống không, trong vùng mấy trăm dặm
không có khói lửa, Kiên vào thành trước, đau xót khóc lóc.
Ngô thư viết: Kiên vào đất Lạc, sửa đắp tông miếu nhà Hán, đem đồ thái
lao cúng tế, Kiên đem quân đến đến phía nam thành xem xét giếng trong
cung, lại có khí năm màu bay lên, toàn quân kinh hãi, chẳng ai dám múc.
Kiên sai người xuống giếng, mò được ấn truyền quốc của nhà Hán, chữ
khắc nói: “Nhận mệnh từ trời, được thọ lành dài”. Vuông rộng bốn tấc,
núm ấn có khắc hình năm con rồng, trên có một góc khuyết. Trước đây, bọn
Hoàng môn Trương Nhượng làm loạn, cướp Thiên tử trốn ra ngoài, tả hữu
tan rã, có người cầm ấn ném xuống giếng.
Sơn Âm Công kí tái viết: Viện Thuật muốn tiếm hiệu, nghe nói Kiên lấy
được ấn truyền quốc, bèn bắt phu nhân của Kiên cướp đi.
Giang Biểu truyện viết: Xét Hiến Đế khởi cư chú viết là “Ấn của Hoàng
đế”, “Ấn dùng của Hoàng Đế”, “Ấn tín của Hoàng đế, “Ấn của Thiên tử”,
“Ấn dùng của Thiên tử”, “Ấn tín của Thiên tử”. Đấy là sáu ấn khác nhau,
cho nên chữ khắc không giống.
Hiến Đế khởi chú viết rằng: “Từ trên sông Hà về, lấy được sáu cái ấn
ngọc ở trên gác”. Gọi như thế vậy. Ấn truyền quốc là ấn mà Hán Cao Tổ
đeo của Tần Hoàng Đế., đời đời truyền nhận, gọi là ấn truyền quốc.
Xét ấn truyền quốc không nằm trong sáu cái ấn kia, sao lại nói là cộng
vào? Theo Hán cung của họ Ứng, Thế kỉ của họ Hoàng Phủ, đều nói là sáu
cái ấn, lời văn đều phù hợp. Hán cung viết là ấn truyền quốc, lời văn nói:
“Nhận mệnh từ trời, đã thọ lại khỏe”. “Lại khỏe”, “lành dài”, hai chữ là
nhầm, không biết hai nhà nói thế nào. Cái đẹp của vàng ngọc là đều có khí
sáng, lại nữa là vật thần bảo mật, sáng bóng rực rỡ, đại khái là kì quan
một thời, sau này truyền nhau đã nói khác đi, lại không giải thích được