Cối Kê điển lục viết: Tạ Uyên tự Hưu Đức, thuở nhỏ tu đức hạnh, chăm
chỉ cày bừa mà không buồn chán, lại chẳng lo lắng, do đó mà nổi tiếng. Cử
Hiếu liêm, dần dần làm đến Kiến vũ Tướng quân, dẫu tại quân ngũ nhưng
vẫn nghĩ đến việc đời. Con của Lạc Thống là Tú bị gièm pha ở triều đình,
mọi người đều nghi ngờ, chẳng ai làm rõ được, Uyên nghe tin mà than thở
rằng: “Công Tự chết sớm, trăm quan đều thương. Nay nghe nói con hắn có
chí lớn hiểu rộng mà bị nói xấu mờ ám, trông xem các quan phán xét rõ
ràng, nếu còn nghi ngờ thì ta chẳng mong vậy”. Rút cuộc Tú được xét rõ,
không có lỗi lầm, rồi trở thành kẻ sĩ nổi tiếng, đấy là do công của Uyên
vậy.
Ngô lịch nói tóm lại rằng Tạ Hoành có tài biện bác mưu lược.
đem việc hỏi Tốn, Tốn bàn rằng: “Nước lấy dân làm gốc, mạnh là do sức
dân, tiền cũng do dân làm ra. Chưa từng có việc dân giàu mà nước yếu, dân
nghèo mà nước mạnh vậy. Cho nên người lập nước, được sức dân thì yên,
mất sức dân thì loạn. Nếu không được lợi mà lại sai dốc sức làm, cũng là
khó vậy. Cho nên kinh Thi viết rằng: ‘Hợp với người dân thì được trời ban
lộc’. Xin ban ân đức, vỗ yên trăm họ, lúc đó trong vòng mấy năm, đất nước
đầy đủ, rồi mới mưu được”.
Năm Xích Ô thứ bảy, thay Cố Ung làm Thặng tướng, hạ chiếu nói:
“Trẫm vì không có đức, gặp thời chuyển vận, phép vua chưa thống nhất, kẻ
gian ác đầy đường, do đó ngày đêm lo lắng, ngủ không cởi mũ. Nghĩ ông
vốn tính thông suốt, đức sáng mưu hay, nắm chức Thượng tướng, giúp
nước trừ nạn. Người lập được công hơn đời tất được ban thưởng nhiều lớn;
kẻ có tài cả văn võ phải được gánh vác chức cao của xã tắc. Ngày xưa Y
Doãn theo dựa vua Thang, Lữ Thượng
giúp đỡ nhà Chu, trông coi trong
ngoài, như ông thực xứng đáng. Nay lấy ông làm Thặng tướng, Sứ trì tiết,
sai Thái thường Phó Thường trao ấn thao. Ông hãy làm rạng đức cao, lập
thêm công lớn, kính theo mệnh vua, dẹp yên bốn cõi. Ô hô! Nắm giữ các
việc, dạy bảo quan lại, không nên làm sao! Ông hãy gắng sức. Lĩnh chức
Châu mục Đô hộ, coi các việc ở Vũ Xương như cũ”.