Bái thêm chức Đô hộ. Nghe tin Vũ Xương Tả bộ đốc Tiết Oánh bị bắt
vào ngục, Kháng dâng sớ nói: “Người tuấn nghĩa là ngọc đẹp của nhà
nước, vật quý của xã tắc, là người sửa nắn chính trị, sửa sạch bốn cửa vậy.
Đại Tư nông Lâu Huyền, Tán kị Thường thị Vương Phiên, Thiếu phủ Lí Úc
ngày trước đều người tuấn nghĩa trên đời, là vật quý của một thời, đã nhận
ân sủng, ung dung giữ chức, vậy mà đều bị giết chết, có người bị giết cả
người nhà, có kẻ bị đày đến nơi hoăng vắng. Đại khái Chu lễ có nói đến lễ
tha người hiền, nghĩa giúp người thiện, kinh Thư viết: ‘Giết người không
có tội, không nên không theo phép tắc’. Vậy mà bọn Phiên chưa định tội
trạng mà lại dùng hình phạt, mang lòng trung nghĩa mà thân bị tội chết, há
chẳng đau xót sao! Vả lại hình phạt giết chết ấy nếu không biết rõ thì đốt
cháy vứt trôi nổi trên bờ sông đi. Đấy e rằng chẳng phải là phép cũ của
Tiên vương cũng không phải là điều mà Phủ Hầu
trăm họ lo lắng, quân dân buồn rầu. Phiên, Úc đã chết, hối cũng chẳng kịp.
Mong Bệ hạ tha cho bọn Huyền ra. Lại vừa rồi nghe nói Tiết Oánh đã bị
bắt giữ. Cha Oánh là Tống tấu biểu cho Tiên đế, lại giúp đỡ Văn Đế, lúc
Oánh nối nghiệp, nổi danh trong nước. Nay xét tội của Oánh, cũng nên tha
cho. Thần e quan coi việc chưa làm rõ việc mà lại giết chóc thì làm mất
lòng trông mong của dân. Xin ban ân lớn, hãy tha tội của Oánh, thương xót
đến tù ngục, dẹp bỏ hình pháp rườm rà, như vậy thì thiên hạ may lắm”!
Bấy giờ vẫn điều động quân sĩ, trăm họ mỏi mệt, Kháng dâng sớ nói:
“Thần nghe nói rằng kinh Dịch trọng ở việc theo thời, Tả truyện ưa ở việc
xem biến, cho nên nhà Hạ mắc nhiều tội thì Ân Thang dùng quân, vua Trụ
bạo ngược thì Chu Vũ Vương vung búa. Nếu không theo thời thì đài Ngọc
Đài có nỗi lo vỡ lở, bến Mạnh Tân có quân phất cờ nổi dậy. Nay không lo
làm nước giàu quân mạnh, không chăm chỉ làm ruộng, không làm cho
nghiệp văn võ được thi triển, trăm quan không được tu sửa chức nghiệp,
không xét rõ việc bãi truất và cất nhắc để khuyến khích kẻ sĩ, không xét kĩ
hình pháp để tỏ ý khuyến khích việc ngăn ngừa tội lỗi, không dùng đức để
dạy bảo các quan lại, lại không lấy lòng nhân để vỗ về trăm họ, không
muốn thuận trời hợp vận mà cuốn thu thiên hạ, mà lại nghe theo các tướng