ưa đánh dẹp, quân khốn võ cùng, tổn phí vạn mối, quân sĩ yếu mệt. Quân
giặc không suy kém mà quân ta lại bệnh tật vậy. Nay tranh ngôi Đế Vương,
lại tìm cầu cái lợi nhỏ nhoi, đấy là kế kém của tôi thần, không phải là mưu
hay của nhà nước vậy. Ngày xưa hai nước Tề, Lỗ đánh ba trận, người nước
Lỗ thắng mà không đánh nữa. Sao vậy? Là cái thế lớn nhỏ khác nhau vậy.
Huống chi ngày nay quân ta đã thắng mà không sửa bù tổn hại chăng? Vả
lại dùng quân thì không còn dân, đấy là tấm gương sáng thời xưa. Thật
mong theo phép tắc mà tạm dừng nghỉ việc đánh dẹp để nuôi dưỡng sức
dân, ngồi yên xem lỗi sai của địch, thì không gì phải hối tiếc”.
Mùa xuân năm thứ hai, liền bái Đại Tư mã, Kinh Châu Mục. Mùa hạ
năm thứ ba, bệnh nặng, dâng sớ nói: “Tây Lăng, Kiến Bình là phên dậu
của đất nước, đã ở cuối dòng, lại tiếp gần hai châu của địch. Nếu địch
chèo thuyền thuận dòng, thuyền bè nghìn dặm, đến như sao rơi điện xẹt,
chợt nhiên đi đến, lúc đó không thể cứu giúp các quận để cứu thế nghiêng
lật vậy. Chỗ ấy là cái then chốt an nguy của xã tắc, không chỉ là cái hại
nhỏ xâm lấn bờ cõi mà thôi. Cha thần là Tốn ngày xưa ở tại miền tây có
cho rằng Tây Lăng là cửa ngõ phía tây của đất nước, dẫu nói là dễ giữ
nhưng cũng dễ mất. Nếu không giữ được thì không chỉ mất đi một quận mà
còn khiến cho nước Ngô ta không có đất Kinh Châu nữa vậy. Nếu đất ấy
nguy cấp thì nên dốc hết sức tranh lại. Thần giữ tại Tây Lăng, nối theo gót
của Tốn, trước có xin ba vạn quân khỏe, nhưng quân đến thì lại tầm
thường, lại chưa chịu sai đến. Từ lúc Bộ Xiển phản về sau, ngày càng tổn
hại. Nay thần trông coi một dải đất dài nghìn dặm, chịu địch bốn phía,
ngoài thì chống giặc mạnh, trong thì vỗ về bọn người rợ, vậy mà quân sĩ
trên dưới chỉ có mấy vạn người, lại mỏi mệt lâu ngày, khó để chống giặc.
Kẻ ngu muội này cho rằng Nhà vua nhỏ dại, chưa nắm việc nước, nên tạm
trao quyền cho Tể tướng, cất nhắc người hiền tài, không dùng quân mã
đánh dẹp nữa để chăm chú vào việc trọng yếu. Lại nữa bọn hoạn quan
Hoàng môn làm việc bạo ngược, dân chúng oán giận, chạy trốn lao dịch.
Xin hạ chiếu giảm bớt, nhanh chóng bãi bỏ để tu sửa các chỗ chống địch,