CHUNG LY MỤC TRUYỆN
Chung Ly Mục tự Tử Cán, người huyện Sơn Âm quận Cối Kê, là cháu
đời thứ bảy của Lỗ Tướng là Ý
thời nhà Hán vậy.
Cối Kê điển lục chép: Cha Mục là Tự, làm Lâu thuyền Đô úy, anh là
Nhân, làm Thượng kế lại, lúc trẻ cùng nổi tiếng với người cùng quận là Tạ
Tán, người quận Ngô là Cố Đàm. Thủa trẻ nhỏ Mục gọi là Trì Nột, Nhân
thường bảo mọi người rằng: “Mục tất hơn ta, không nên coi thường”.
Người thời ấy đều cho là không đúng.
Thủa trẻ đến ở huyện Vĩnh Hưng, tự thân khẩn ruộng, trồng lúa hơn hai
mươi mẫu. Lúc chín, có người dân trong huyện biết được điều ấy, Mục nói:
“Vốn là ruộng hoang, cho nên mở mang thôi”. Rồi đem lúa cho người trong
huyện. Huyện trưởng nghe tin, gọi người dân ấy đến bắt vào ngục, muốn
dùng hình phạt, Mục xin tha cho người đó, huyện trưởng nói: “Ông học
theo Thặng Cung, tự làm việc nghĩa,
Tục Hán thư chép: Cung tự Thiếu Tử, người quận Lang Nha, từng trồng
trọt lúa tắc ở trong núi Mông Âm, lúc chín, mọi người đến biết được. Cung
liền trao cho mọi người rồi bỏ đi, đó đó mà nổi danh, làm đến Tả trung
lang tướng, Thị trung.
Ta là kẻ chăn dân,
phải dùng pháp trị kẻ dưới, sao có thể bỏ phép
công mà theo ý ông được”? Mục nói: “Chỗ ấy là ranh giới của quận, mong
ngài chú ý, nên tạm đến đấy xem qua. Nay nếu vì một ít lúa mà giết người
dân của huyện ấy, làm sao yên lòng”? Rồi trả đồ dùng, quay về huyện Sơn
Âm, huyện trưởng tự đến can ngăn, lại cởi trói cho người dân ấy. Người
dân ấy hổ thẹn, đem sáu mươi hộc gạo mà vợ con mình đã giã mà trả cho
Mục, Mục đóng cửa không nhận. Người dân ấy chở đến để ở bên đường,
chẳng ai dám lấy. Do đó Mục nổi tiếng.
Từ Chúng
bình rằng: “Mục làm theo phép tắc cao thượng. Có người
hỏi rằng: ‘Như điều mà Mục làm, bị người ta xâm phạm mà chẳng vướng
bận, lại tha mà giúp người ta, mình đúng mà chẳng thu lấy lúa, lại nữa
người ta trả lúa về mà chẳng nhận, đấy chẳng phải gọi là nhân nhượng hay