TRUYỆN LỤC KHẢI
Lục Khải tự Kính Phong, người huyện Ngô quận Ngô, là con trong họ
của Thặng tướng Lục Tốn vậy. Đầu năm Hoàng Vũ làm Vĩnh Hưng, Chư
Kị Trưởng, ở đấy có công tích, bái Kiến vũ Đô úy, lĩnh quân sĩ. Dẫu lĩnh
quân sĩ nhưng tay không rời sách. Ưa đọc sách Thái huyền
, luận giải ý
của sách đó, hễ bói là đúng. Giữa năm Xích Ô, làm Đam Nhĩ Thái thú,
đánh giặc ở Chu Nhai, bắt chém giặc có công, chuyển làm Kiến vũ Hiệu úy.
Năm Ngũ Phượng thứ hai, đánh giặc trên núi là Trần Bí ở Linh Lăng, chém
quân khỏe của Bí, bái Ba Khâu Đốc, Thiên Tướng quân, phong Đô Hương
Hầu, chuyển làm Vũ Xương Hữu bộ đốc. Cùng với các tướng đến ở Thọ
Xuân, rồi về, bái làm Đãng Ngụy, Tuy viễn Tướng quân. Tôn Hưu lên ngôi,
bái Chinh bắc Tướng quân, ban Giả tiết, lĩnh chức Dự Châu Mục. Tôn Hạo
lập, chuyển làm Trấn tây Đại Tướng quân, Đô đốc Ba Khâu, lĩnh chức
Kinh Châu Mục, tiến phong Gia Hưng Hầu. Tôn Hạo hòa với nhà Tấn, sứ
giả Đinh Trung từ miền bắc trở về, nói với Hạo là nên đánh úp huyện Dặc
Dương, Khải can ngăn, lời nói tại Tôn Hạo truyện. Năm Bảo Đỉnh thứ nhất,
chuyển làm Tả Thặng tướng.
Tính Hạo không thích người khác xem mình, bầy tôi ở bên chẳng ai dám
làm trái. Khải khuyên Hạo nói: “Vua tôi không có đạo quen biết nhau, nếu
gặp lúc không may thì không biết mà đến giúp”. Hạo cho Khải tự xem
mình.
Hạo dời đô đến Vũ Xương, trăm họ vùng Dương Châu ngược dòng cung
cấp, cho là khổ sở, lại nữa chính trị yếu kém, dân chúng khốn cùng. Khải
dâng sớ rằng:
“Thần nghe nói vua có đạo thì lấy điều vui mà làm cho dân vui; vua
không có đạo thì lấy điều vui mà làm cho mình vui. Vua làm cho dân vui
thì điều vui được dài; vua làm cho mình vui thì không vui mà chết. Dân là
gốc của đất nước vậy, phải nên chăm lo cái ăn của dân, yêu quý mạng sống
của dân. Dân yên thì vua yên, dân vui thì vua vui. Từ năm trước đến nay,
cái oai của vua lớn hơn vua Kiệt, Trụ
, cái trí của vua tối hơn bọn gian