Nếu lời thần được chép lại thì cất ở phủ lớn; nếu có lời xằng bậy thì trị
tội của thần. Mong Bệ hạ chú ý”.
Giang Biểu truyện viết: Hạo ngày càng bạo ngược, Khải biết Hạo sắp
mất, dâng biểu nói: “Thần nghe nói không nên chứa đựng việc ác, không
nên kéo dài lỗi lầm; việc ác chứa đựng, lỗi lầm kéo dài là nguồn gốc của
tang loạn vậy. Cho nên người xưa sợ không nghe được lỗi lầm, bèn đặt cờ
khuyến khích nói việc tốt, dựng trống khuyên nên can gián. Vũ Công
chín mươi tuổi còn nghe lời khuyên răn, cho nên kinh Thi khen đức tốt của
Vũ Công, kẻ sĩ khen việc làm của Vũ Công vậy. Thần xét Bệ hạ không có
nghĩa nghe lời khuyên răn, mà lại ngày càng chứa đựng việc ác. Thần thật
là rất lo lắng, đấy là điềm khơi họa đến vậy. Cho nên thần bày tỏ qua việc
quan trọng, dốc hết suy nghĩ. Bệ hạ nên coi xét mình mà lập lại lễ nghĩa, tu
sửa đức hạnh, không nên gạt bỏ lời thần để nghe theo lời xa xỉ. Lời xa xỉ
thì rất tình cảm nhưng ngày càng lừa dân; dân lìa tan thì trên không tin
dưới, dưới lại nghi trên. Xương thịt chống nhau, cha con bỏ nhau. Thần
dẫu ngu, không biết mệnh trời nhưng lấy tấm lòng mà xem xét thì thấy thua
không quá hai mười năm nữa vậy. Thần thường căm giận những người làm
mất nước như vua Kiệt của nhàn Hạ, vua Trụ của nhà Ân, cũng mong Bệ
hạ không nên khiến cho người đời sau lại căm giận Bệ hạ vậy. Thần chịu
ân của nhà nước, thờ qua ba đời vua, còn có tuổi thừa, đến thời Bệ hạ,
không thể sửa tục, chìm nổi với mọi người. Như bọn Tỉ Can, Ngũ Viên
trung trinh mà bị giết, vì thẳng thắn mà bị nghi, tự nói rằng đủ xong, không
còn hận nữa, dẫu đem thân nơi chín suối cũng không phụ lại Tiên đế. Mong
Bệ hạ nghĩ kĩ, mưu giữ xã tắc”. Lúc trước, Hạo bắt đầu dựng cung điện,
Khải dâng biểu can gián, không nghe, Khải lại dâng biểu nói: “Thần nghe
nói cung điện đang dựng thì ngày đêm không yên ổn, cho nên thường báo
việc rối ren, các chỗ ở trong không được coi xét, than thở ở ấp, trông mong
ngừng nghỉ. Lúc ăn tối, thần nhận chiếu rằng: ‘Lời mà ông can gián, thật
là rất tốt, nhưng không hợp ý ấy, vì sao? Cung điện ấy không có lợi thì nên
tránh đi, sao lại mượn cới lao dịch vất vả mà ngồi mãi ở cung điện không
có lợi được? Cha không được yên, con cũng lấy gì mà dựa’? Thần nhận