TAM QUỐC CHÍ - NGÔ CHÍ - Trang 429

Nam tự diệt vậy”. Quý Bình Tử nghe theo, quả nhiên người nước Bỉ phản
họ Nam mà theo hàng nước Lỗ.

(23)

Nhạc Nghị hoãn đánh thì tiếng cao còn mãi: Nhạc Nghị là tướng

nước Yên đem quân đi đánh nước Tề. Tướng nước Tề là Điền Đan giữ
thành Tức Mặc dùng kễ hoãn binh, sai người li gián Nhạc Nghị và vua Yên,
do đó vua Yên nghi ngờ mà gọi Nhạc Nghị về, bèn đại phá quân Yên, nổi
tiếng chư hầu.

(24)

Phủ Hầu: Phủ Hầu là đại thần của Chu Mặc Vương, bấy giờ nhà

Chu suy yếu, chư hầu không thần phục, bèn bàn tấu lập hình pháp, ghi rõ
ràng đầy đủ các điều mục.

(25)

Nguyên văn câu này là ‘triền miên tam ích chi hữu’. Sách Luận ngữ

có câu ‘ích giả tam hữu, hữu trực, hữu lượng, hữu đa văn’; tức là bạn tốt
có ba hạng là ngay thẳng, rộng lượng, hiểu biết nhiều. Tạm dịch thoát.

(26)

Uốn nắn, sửa lại những điều không đúng đắn.

(27)

Du Hạ tức trỏ vào hai người Tử Du và Tử Hạ, là những đệ tử nổi

danh của Khổng Tử.

(28)

Khi Tào Phi xưng Đế, Tôn Quyền nhận Cửu tích, được bái làm Ngô

vương, phong Đăng làm Vương thái tử. Sau này Quyền xưng Đế, Đăng
chưa được lập làm Hoàng thái tử. Việc lập danh vị nói đến ở đây là nói
chức Vương thái tử của Đăng vậy.

(29)

Nhan Hồi là một trong mười hai đại đệ tử nổi danh của Khổng Tử,

rất có tài trí, nhưng chết sớm; còn Chu Tấn, không rõ là ai?

(30)

Tức Hoàng Đế và Lão Tử.

(31)

Mạc phủ là nơi màn trướng của tướng quân.

(32)

Kinh Châu là đất chiến thủ, tiếp giáp với Ngô và Thục, trông coi việc

văn thư ở đó tức là trực tiếp thực thi các vấn đề đại sự của quốc gia liên
quan đến lân bang, một việc rất hệ trọng, có ảnh hưởng lớn. Có thể thấy
rằng Đại nắm giữ chức vụ cực kỳ quan trọng.

(33)

Là Chu Công Đán và Thiệu Công Thích, hai đại thần phò tá giúp

Chu Thành Vương dẹp nội loạn, yên định vương nghiệp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.