Tử Lộ hỏi rằng: “Nghe rồi làm ngay được không”? Khổng Tử đáp
rằng: “Có cha anh còn đấy”.: theo sách Luận ngữ (
论语) chép: “Tử Lộ
hỏi rằng: ‘Nghe rồi làm được không’? Khổng Tử đáp nói: ‘Có cha anh còn
đấy, sao lại nghe rồi là làm ngay được’”! Ý nói có cha anh thì không nên tự
ý làm gì đó mà phải hỏi trước rồi làm.
Phùng Noãn mua nghĩa, Cấp Ảm cứu chẩn: Phùng Noãn (
冯暖) là
một trong những tân khách của Mạnh Thường Quân của nước Tề thời
Chiến quốc, Mạnh Thường Quân sai Phùng Noãn đi thu tiền nợ ở ấp Tiết,
nhưng Phùng Noãn đến đốt hết giấy ghi nợ rồi về, người dân đều khen
ngợi, bảo Mạnh Thường Quân rằng: “Nhà ngài chất đầy vật báu, chó ngựa
đầy trong chuồng, gái đẹp đầy phòng. Cái mà nhà ngài ít có là nghĩa mà
thôi, ta giúp ngài mua nghĩa vậy”. Cấp Ảm (
汲黯) là danh thần thời Vũ Đế
của nhà Hán, gặp lúc quận Hà Nội bị cháy, vua sai Ảm đến xem, đi qua
quận Hà Nam thấy cảnh khô hạn, hơn nghìn nhà nghèo đói, có người ăn
thịt nhau, tự ý cầm cờ tiết sai mở kho thóc của quận Hà Nam để cứu chẩn
dân nghèo, vua cho là hiền mà tha tội tự ý ra lệnh.
Ngô, Cối: chỉ quận Ngô, quận Cối Kê.
大帅) hay còn gọi là cừ súy (渠帅) , nghĩa là thủ
lĩnh lớn, thường chỉ thủ lĩnh của người rợ miền núi. Bấy giờ chỉ thủ lĩnh
của người Sơn Việt.
Phường đáp e rằng cừ súy của dân ấy xấu xa không đáng tin dùng,
nếu việc tiết lộ thì không dụ được Hưu, xin sai người thân cận mang thư kể
bảy điều để dụ Hưu: sau đoạn văn này có chép thư kể bảy điều gửi cho Tào
Hưu và bức thư kín gửi về cho Tôn Quyền nhưng người dịch tạm bỏ qua
không dịch.
齐万年) là thủ lĩnh của người Đê ở Ung
Châu thời Tây Tấn.
Buổi đầu trung hưng: chỉ thời loạn tám vị Vương, nhà Tấn bị người
rợ Hung Nô vào xâm lấn, nhà Tấn phải dời về miền Giang Nam lập nên
nhà Đông Tấn.