TAM QUỐC CHÍ - NGÔ CHÍ - Trang 472

[ CHÚ THÍCH ]

(1)

Lam Điền sinh ngọc: Lam Điền là tên đất ở thuộc nước Tần thời xưa,

nổi tiếng sản sinh ra ngọc đẹp. Ý nói cha hiền thì sinh con hiền.

(2)

‘Chi lư’: Khác viết thêm hai chữ này thành câu “Gia Cát Tử Du chi

lư”, nghĩa là “con lừa của Gia Cát Tử Du”.

(3)

Chú: ý nói chú ruột của Khác là Gia Cát Lượng tự Khổng Minh, bấy

giờ làm Thặng tướng của nước Thục.

(4)

Sư Thượng Phủ: là danh hiệu của Lữ Thượng hay Khương Tử Nha.

(5)

Những thứ ấy xuất ra cùng chỗ: ý nói phân ngựa và trứng gà cùng

được xuất ra từ hậu môn cả.

(6)

Phụ Ngô Tướng quân: tức Trương Chiêu tự Tử Bố, bấy giờ được Tôn

Quyền bái làm Phụ Ngô Tướng quân.

(7)

Kinh

Thi khen công vỗ về, kinh Dịch ngợi công chém đầu:

kinh

Thi có câu viết: “Bắt được giặc xấu, vỗ về mà thả về”. Kinh

Dịch có câu viết: “Vua đi đánh dẹp, chém đầu vua nước Hữu Gia, lại
bắt được kẻ xấu, không có lỗi”. Ý nói khen ngợi công lao đánh dẹp.

(8)

Phương, Thiệu của nhà Chu, Vệ, Hoắc của nhà Hán: Phương tức

Phương Thúc (

方叔), Thiệu tức Thiệu Hổ (召穆公), là hiền thần thời vua

Tuyên Vương của nhà Chu, đánh dẹp rợ Hiểm Duẫn ở phía bắc và rợ Man
Kinh ở phía nam. Vệ tức Vệ Thanh, Hoắc tức Hoắc Khứ Bệnh, là danh
tướng thời vua Vũ Đế của nhà Hán, đánh dẹp rợ Hung Nô ở phía bắc.

(9)

‘Tứ mẫu’: kinh

Thi có bài hát Tứ mẫu nói về nỗi lòng nhớ

về quê nhà của một viên quan đi vỗ về phương xa.

Tả truyện có chép:

Tứ mẫulà bài hát mà vua hát để an ủi sứ giả vậy”. Ý nói an ủi người

đi xa về.

(10)

‘Ẩm chí’: ‘Ẩm chí’ là đem rượu ra uống.

Tả truyện có chép:

“Đi đánh trận thì cáo tế ở tông miếu. Lúc quay về thì đem rượu uống rồi
ban tước, thưởng công, đấy là lễ vậy”. Ý nói lễ mừng thắng trận.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.