Tư Mã Hân làm Tái Vương, đều ở trên đất Tần cũ, do đó gọi là Tam Tần.
Kinh Hàm đem mưu tiến đánh để khuyên Công Tôn Thuật: đầu thời
Đông Hán, Công Tôn Thuật chiếm giữ đất Thục xưng Đế, bái Kinh Hàm
làm Kị Đô úy, thấy Quang Vũ Đế là Lưu Tú dẹp yên miền đông, khuyên
Công Tôn Thuật đem quân đánh trước nhưng Thuật không nghe. Cuối cùng
bị Lưu Tú diệt.
Quý Văn Tử: là đại thần của nước Lỗ thời Xuân thu, giúp ba đời vua
là Tuyên Công, Thành Công, Tương Công của nước Lỗ, tự mình xét việc,
chăm chỉ tiết kiệm.
Phu Tử: danh hiệu tôn kính của Khổng Khâu tự Trọng Ni, thường gọi
là Khổng Tử.
Lữ Hầu Quốc: chỉ Lữ Đại tự Hầu Quốc.
Huống Trường Ninh: người nước Thục thời Tam quốc, không rõ
hành trạng.
Quách Tu: con gọi là Quách Tuần (
郭循) tự Hiếu Tiên, người quận
Tây Bình, làm Trung lang tướng của nhà Ngụy. Năm Diên Hi thứ mười ba
(năm 250 Công nguyên), tướng Thục là Khương Duy đem quân ra Lũng
Hữu, đánh cướp quận Tây Bình, bắt được Tu đem về. Tháng giêng năm
Diên Hi thứ mười sáu, Tu cầm đao đâm chết Phí Vĩ trong hội yến.
Y, Chu: tức Y Doãn của nhà Ân và Chu Công của nhà Chu.
Loan Bố liều mình liệm thây của Bành Việt: cuối thời Tần và đầu
thời Hán, Loan Bố và Bành Việt thân thiện với nhau. Bành Việt bị Hán Cao
Tổ nghi ngờ làm phản mà bị giết, treo đầu ở thành Lạc Dương, lại hạ lệnh
rằng: “Ai dám thu liệm thì bắt ngay”. Loan Bố không theo lệnh cấm, đến
dưới thành quỳ khóc cúng tế dưới đầu Việt. Hán Cao Tổ muốn giết nhưng
rồi lại tha cho.
Cố Tử Mặc, Cố Tử Trực: tức con của Thặng tướng Cố Ung của nước
Ngô là Cố Đàm tự Tự Mặc và Cố Thặng tự Tử Trực.
Tội của Cổn không gán cho Vũ: thời vua Thuấn có nạn nước lớn
ngập tràn, vua Thuấn dùng Cổn ngăn nước, mười năm không xong, bèn