TAM QUỐC CHÍ - NGỤY CHÍ - Trang 194

đi lên phía bắc, đánh phá bọn giặc Tả phát trượng bát, đều chém chúng. Lại
đánh bọn giặc Lưu Thạch-Thanh ngưu giác-Hoàng long-Tả hiệu- Quách
Đại Hiền-Lí Đại Mục-Vu Để Căn, đều giết cả đồn lũy, kẻ chạy trốn mới
thoát, chém mấy vạn thủ cấp. Thiệu lại về đóng quân ở thành Nghiệp. Năm
Sơ Bình thứ tư, thiên tử sai Thái phó Mã Nhật Đê, Thái bộc Triệu Kì hòa
giải miền Quan Đông. Kì đi riêng đến miền bắc sông Hoàng Hà, Thiệu ra
đón ở ngoài trăm dặm, vâng nhận lệnh vua. Kì ở trại của Thiệu, gửi thư báo
cho Toản, Toản sai sứ gửi thư cho Thiệu rằng: “Triệu Thái bộc lấy đức của
Chu Thiệu, nhận lệnh sang đông, tuyên dương ân trạch, tỏ ý hòa mục, sáng
như vén mây thấy mặt trời, còn gì vui như thế? Ngày xưa Giả Phục-Khấu
Tuân cũng tranh quân sĩ, muốn gây hại nhau, gặp ý rộng lượng của vua
Quang Vũ, tự cùng bái gặp, cùng kiệu cùng đi, người thời ấy cho là vinh.
Ta tự xét là kẻ nơi biên giới, được hòa cùng với tướng quân là điều phúc.
Đấy thực là lòng chú ý của tướng quân, là điều may của Toản vậy”. Khúc
Nghĩa sau đó cậy công mà kiêu căng, Thiệu bèn giết đi.

Trước đây, thiên tử được lập vốn không phải là ý của Thiệu; lúc ở tại

miền Hà Đông, Thiệu sai người quận Dĩnh Xuyên là Quách Đồ đi sứ. Đồ
về khuyên Thiệu đón thiên tử đóng đô ở thành Nghiệp, Thiệu không nghe.

Hiến Đế truyện chép: Thư Viện khuyên Thiệu rằng: “Nhà tướng quân

nhiều đời làm tướng quốc, trung nghĩa giúp đời. Nay triều đình chao đảo,
tông miếu vỡ đổ. Xem châu quận, ngoài mượn việc dấy nghĩa binh, trong
đánh diệt nhau, chưa có ai có ý cứu dân. Vả lại ngày thành châu mới định,
nên đón nhà vua đến dựng đô ở thành Nghiệp, kẹp thiên tử mà lệnh chư
hầu, nuôi quân mã để đánh kẻ không phục; lúc đấy còn ai chống được”!
Thiệu mừng, muốn nghe theo. Quách Đồ-Thuần Vu Quỳnh nói: “Nhà Hán
suy bại đã lâu ngày rồi, nay nếu dựng lại, cũng chẳng khó sao? Lại nữa
ngày nay anh hùng chiếm lấy châu quận, trăm họ dao động, đấy gọi là nhà
Tần làm mất con hươu, kẻ bắt được trước tất làm vua. Nếu đón thiên tử để
tự thân cận thì có việc thì phải dâng biểu, phải vâng lệnh thì quyền ít, nếu
trái ý thì chống lệnh; đấy chẳng phải là kế hay”. Viện nói: “Nay đón triều
đình là rất có nghĩa, lại là kế lớn hợp với thời vậy. Nếu không sớm làm đi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.