TAM QUỐC CHÍ - NGỤY CHÍ - Trang 575

nhà Hán vậy. Nhưng Cao Tổ phân phong, quyền vị hơn cả phép cũ, kẻ lớn
thì chiếm châu cắt quận, kẻ nhỏ thì có mấy chục thành trì; trên dưới không
biệt, quyền ngang nhà vua, cho nên có cái loạn của bảy nước. Giả Nghị
nói: ‘Chư hầu lớn mạnh, lâu ngày sẽ gây loạn. Muốn thiên hạ yên ổn,
chẳng bằng phong nhiều chư hầu mà giảm bớt sức của họ, khiến cho thế
của cả nước như cánh tay của thân thể, như ngón tay của cánh tay, vậy thì
thiên hạ chẳng còn lòng phản bội, vua trên chẳng phải nghĩ mưu đánh
dẹp’. Văn Đế không nghe. Đến thời Hiếu Cảnh, chỉ dùng kế của Triều
Thố

(28)

, cắt xén chư hầu, khiến cho người thân oán giận, kẻ xa lo lắng, do

đó Ngô-Sở bày mưu, năm nước theo gió

(29)

. Bắt đầu từ thời Cao Đế, kịp

đến thời Văn-Cảnh

(30)

mắc nạn, là do phép tắc hơi lỏng lẻo, không được

nghiêm ngặt vậy. Đấy gọi là ngọn lớn thì tất gãy, đuôi lớn thì khó vẫy. Đuôi
cùng với thân vẫn có lúc không vẫy được, huống chi là đuôi không thuộc
thân, nó mà vẫy được sao? Vũ Đế theo kế của Chủ Phụ

(31)

, hạ lệnh ban ân,

từ đó về sau, nước Tề chia làm bảy, nước Triệu phân làm sáu, nước Hoài
Nam cắt làm ba, nước Lương-Đại xẻ làm năm, bèn bị lấn ép, con cháu suy
yếu, chỉ thu tô thuế cơm áo, không được nắm chính sự, hoặc bị giảm vàng
bỏ phong, hoặc vì không có nối dõi mà bỏ tước. Đến thời Thành Đế, họ
Vương nắm quyền

(32)

. Lưu Hướng can rằng: ‘Thần nghe nói tông thất là

cành nhánh của nhà nước; cành nhánh rụng thì gốc rễ không còn được che
chắn. Ngày nay người cùng họ bị xua đuổi, họ ngoại chuyên quyền, rũ bỏ
tông thất, họ hàng suy yếu, đấy chẳng phải là giữ gìn xã tắc, dựng vững
dòng dõi của nhà nước vậy’. Lời nói khẩn thiết, nhiều chỗ trích dẫn, Thành
Đế dẫu bùi ngùi than thở nhưng không nghe theo. Đến thời Ai-Bình

(33)

, họ

khác nắm quyền, mượn việc của Chu Công mà làm cái loạn của Điền
Thường, ngồi cao mà nắm ngôi trời, một sớm thì có được bốn cõi, Vương
hầu tông thất của nhà Hán bỏ ấn cởi thao, dâng cống xã tắc, còn sợ không
được làm tôi thần, hoặc thì cho là hợp mệnh, khen tụng ân đức của Mãng,
há chẳng xót sao! Do đó mà nói, nếu chẳng có tông thất trung hiếu ở thời
Huệ-Văn

(34)

dẫu có phản nghịch ở buổi Ai-Bình thì quyền suy thế yếu,

không thể định được vậy. Cậy vào cái tài hơn đời của Quang Vũ Hoàng Đế,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.