ĐỖ QUỲNH TRUYỆN
Đỗ Quỳnh tự Bá Du, người Thành Đô thuộc Thục Quận. Thưở nhỏ theo
học Nhậm An, chuyên nghiên cứu thuật an định. Lưu Chương mời làm
Tòng Sự. Tiên Chủ thu được Ích Châu, lĩnh chức Mục, dùng Quỳnh làm
Nghị Tào Tòng Sự. Hậu Chủ lên ngôi, bái (Quỳnh) làm Gián Nghị Đại Phu,
sau thăng lên Tả Trung Lang Tướng, Đại Hồng Lư, Thái Thường. (Quỳnh)
Là người trầm tĩnh ít lời, đóng cử giữ mình không màng thế sự. Tưởng
Uyển, Phí Vĩ đều trọng tài năng. Tuy kiến thức ở vào bực thâm sâu, lúc đầu
không dựa vào thiên văn để đưa ra luận thuyết của mình. Bậc danh nho đời
sau là Tiếu Chu từng hỏi kiến giải (của Quỳnh) về chuyện này. Quỳnh đáp
rằng: „Muốn hiểu thuật (xem thiên văn) này là rất khó. Cần phải gánh vác
những gì mình nhìn ra, phân biệt rõ hình thái của nó, lại không thể thông
báo cho mọi người cùng biết được. Ngày đêm khổ sở, rồi sau mới biết rõ sự
tình, lại sợ việc bị tiết lộ ra. Không như (người) không biết (xem chiêm
bốc) nhìn thấy mà lại là không nhìn ra vậy.’’ Chu nhân đó hỏi: „Xưa Chu
Trưng Quân
, sao câu ấy lại có nghĩa
này?’’ Quỳnh đáp: „Nguỵ vốn chưa có tên. Đương đồ nhi cao là phép tắc
thánh nhân dùng lời mà nói cho ta nghe vậy.’’ Lại hỏi Chu rằng: „Có thấy
lại có điiêù gì kỳ quái chăng?’’ Chu đáp: „Còn chưa thông suốt là chuyện
gì.’’ Quỳnh lại nói: „Từ cổ quan danh, chức vị không có chữ Tào. Bắt đầu
từ đời Hán đến nay, quan danh, chức vị tận cùng bằng chữ Tào. Sử quan
gọi là Chúc Tào, người hầu gọi là Thi Tào. Đây chắc là thiên ý vậy.’’
Quỳnh thọ hơn tám mươi tuổi, chết vào năm Diên Hi thứ mười ba. Sáng tác
Hàn Thi văn chương hơn mười vạn chữ, không dạy học trò, tài học không
có người thừa kế. Chu được nhờ lời tinh mỹ, lâu sau mới bèn cảm xúc nói
rõ phép tắc: „Xuân Thu truyện ghi Thái tử con trai Tấn Mục Hầu tên gọi là
Cừu
. Thầy (Đỗ Quỳnh) lại nói: Lạ thay chuyện cái
tên của con bậc quân vương! Vợ hiền gọi là Phi, vợ chồng oán hận nhau
gọi là Cừu. Nay vua đặt tên con là Cừu, em là Thành Sư. Đấy phải chăng là
triệu chứng đầu tiên của thời loạn lạc, em thay thế anh? Sau này quả nhiên