khỏi miệng ngài, đến thẳng tai tôi, ngài có thể nói được chưa?” Lượng đáp
rằng: “Công tử chẳng thấy Thân Sinh ở trong thì nguy, Trùng Nhĩ
ra ngoài
thì yên hay sao?” Kỳ tỉnh ngộ, ngầm tính kế trốn ra ngoài. Gặp dịp Hoàng
Tổ mới chết, Kỳ được ra ngoài, làm Thái thú Giang Hạ. Không lâu sau Biểu
chết, Tông nghe tin Tào công tới đánh, sai sứ đến xin hàng. Tiên Chủ ở Phàn
thành hay được tin ấy, đem binh xuống phía nam,Lượng và Từ Thứ cùng đi
theo, Tào Công truy đuổi đánh phá, bắt được mẹ của Thứ. Thứ từ biệt Tiên
Chủ, trỏ vào ngực mình nói: “Tôi vốn muốn giúp tướng quân mưu đồ nghiệp
vương bá, cho trọn tấc lòng. Nay vì mẹ già thất tán, tấc lòng đã loạn, chẳng
giúp được việc gì, xin đành từ biệt.” Rồi đến chỗ Tào công.
Nguỵ lược chép: Trước Thứ có tên là Đan Phúc, vốn là con cháu họ Đan,
thủa nhỏ muốn theo nghề kiếm kích. Năm Trung Bình mạt, từng vì người
khác báo thù, rồi trát bùn lên mặt, cắt tóc trốn đi, bị nha lại bắt được, hỏi tên
họ, ngậm miệng không nói. Nha lại bèn trói lại đem rong trên xe, đánh trống
ngoài chợ
, chẳng ai dám nói ra, sau nhờ bạn bè đánh tháo, thoát được. Vì
thế cảm kích, bỏ nghề đao kiếm, mặc khăn thưa áo mỏng, chuyển sang học
hành. Lúc mới tới trường, các học sinh ở đó nghe rằng Phúc khi trước làm
bậy, chẳng ai chơi cùng. Phúc bèn chịu khó dậy sớm, thường một mình quét
sân, đoán trước động tĩnh, nghe luyện kinh sách, để tinh thục nghĩa lý. Lại
cùng với người đồng quận là Thạch Thao kết tình thân ái. Năm Sơ Bình
trung, Trung Châu dấy binh, bèn cùng với Thao xuôi nam đến đất Kinh
Châu, tới nơi, lại đặc biệt giao kết với Gia Cát Lượng. Gặp lúc Kinh Châu
phụ thuộc bên ngoại
, Khổng Minh theo về với Lưu Bị, Phúc và Thao cùng
về Bắc. Đến năm Hoàng Sơ trung, Thao làm quan đến chức Quận thú, Điển
nông Hiệu uý, Phúc làm đến Hữu Trung lang tướng, Ngự sử trung thừa. Tới
năm Đại Hoà trung, Gia Cát Lượng ra Lũng Hữu nghe tin Nguyên Trực-
Quảng Nguyên quan chức chỉ như thế, cảm thán nói: “Nước Nguỵ nhiều kẻ
sĩ vậy! hai người ấy cũng chẳng được dùng ư?” Sau đó vài năm Thứ bị bệnh
mất, bia mộ đặt tại Bành Thành, nay vẫn còn ở đó.
Tiên Chủ đến Hạ Khẩu, Lượng nói: “Nay việc cấp bách, xin được phụng
mệnh đến cầu cứu Tôn tướng quân”. Bấy giờ Quyền đang hội quân ở Sài
Tang, ngóng xem việc thành bại, Lượng thuyết Quyền rằng: “Thiên hạ đại