TAM QUỐC CHÍ - THỤC CHÍ - Trang 88

Viên tử chép: Trương Tử Bố

(13)

tiến cử Lượng với Tôn Quyền, Lượng

quyết không lưu lại. Có người hỏi nguyên cớ, bèn rằng: “Tôn tướng quân có
thể là vị chúa tốt, nhưng xem độ lượng người ấy, có thể yêu mến Lượng mà
chẳng dùng hết tài của Lượng được, thế nên ta chẳng lưu lại”. Thần là Tùng
Chi xem kỹ lời lập luận của Viên Hiếu Ni

(14)

, rất kính trọng con người Gia

Cát Lượng, nhưng lời nói đến thế lại khác xa sự thật. Xem Lượng với Bị
quân thần tương ngộ, có thể nói là đời này hiếm thấy, chung thuỷ chẳng lìa,
ai có thể xen vào? Quyết không có việc giữa đường lìa bỏ tình tri ngộ, mang
lòng đổi chủ, ví bằng Quyền dùng được Lượng, việc đổi thay lại dễ dàng
đến thế? Cứ như cách hành xử của Gia Cát tiên sinh, sao như thế được!
Quan Vũ bị Tào công bắt được, đãi ngộ rất hậu, có thể nói là dùng hết tài
của Vũ, song Vũ vì nghĩa chẳng bỏ gốc, như thế Khổng Minh chẳng bằng
được Vân Trường ư!

Tào công thua trận Xích Bích, dẫn quân chạy về Nghiệp quận. Tiên chủ

lấy được các quận phía Nam sông, thăng Lượng làm quân sư Trung lang
tướng, cai quản ba quận, Linh Lăng, Trường Sa, Quế Dương, điều hoà thuế
khoá, bổ sung quân lương.

Linh Lăng tiên hiền truyện chép rằng: Bấy giờ Lượng ở Lâm Trưng

(15)

.

Năm Kiến An thứ mười sáu, Ích Châu mục Lưu Chương, sai Pháp Chính

nghênh đón Tiên chủ, nhờ đánh Trương Lỗ. Lượng cùng Quan Vũ trấn thủ
Kinh Châu. Tiên chủ từ Hà Manh quay về đánh Chương, Lượng cùng bọn
Trương Phi-Triệu Vân thống suất binh sỹ ngược sông, chia nhau đánh lấy
các quận huyện, cùng Tiên Chủ hợp sức vây đánh Thành Đô. Thành Đô bình
định, Lượng lĩnh chức quân sư tướng quân, tạm coi việc ở phủ Tả tướng
quân

(16)

. Tiên Chủ đánh dẹp bên ngoài, Lượng thường trấn giữ Thành Đô,

quân lương đầy đủ. Năm thứ hai mươi sáu

(17)

, quần thần khuyên Tiên Chủ

xưng đế, Tiên Chủ không nghe, Lượng thuyết rằng: “Xưa Ngô Hán-Cảnh
Yểm lúc đầu khuyên Thế Tổ lên ngôi đế, Thế Tổ từ chối, trước sau bốn lần,
Cảnh Thuần

(18)

mới dẫn lời rằng: ‘Anh hùng trong thiên hạ đều ngưỡng vọng

mong ngóng. Nếu chẳng theo lời bàn luận, sĩ đại phu sẽ đều đi tìm chủ khác,
chẳng ai theo chúa công nữa’. Thế Tổ rất cảm kích vì lời của Thuần, liền

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.