Diệp Văn Khiết xoay người lại nhận lấy cuốn sách, thấy tựa để là Mùa
xuân tĩnh lặng, tác giả là Rachel Carson. “Ở đâu ra vậy?” Cô khẽ hỏi.
“Cuốn sách này được cấp trên coi trọng, muốn làm tài liệu tham khảo nội
bộ, tôi phụ trách dịch phần liên quan đến rừng rậm.”
Diệp Văn Khiết giở sách ra, rồi nhanh chóng bị thu hút, ngay trong phần
giới thiệu ngắn, tác giá đã miêu tả một ngôi làng vắng lặng đang chết dần
bởi chất độc của thuốc trừ sâu, đằng sau những ngôn từ bình dị chất phác là
một trái tim đầy âu lo.
“Tôi muốn viết thư cho trung ương, phản ánh hành vi vô trách nhiệm này
của Binh đoàn xây dựng.” Bạch Mộc Lâm nói.
Diệp Văn Khiết ngẩng đầu lên khỏi cuốn sách, một lúc lâu sau mới hiêu
được ý của anh, cô không nói không rằng, lại cúi đầu xuống đọc sách tiếp.
“Cô muốn đọc thì cứ tạm giữ lấy, nhưng tốt nhất đừng để người khác
trông thấy, thứ này, cô biết rồi mà…” Bạch Mộc Lâm nói đoạn lại đưa mắt
nhìn quanh quất, rồi đứng dậy rời đi.
Ba mươi tám năm sau, trong thời khắc cuối cùng, Diệp Văn Khiết hồi
tưởng lại ảnh hưởng của Mùa xuân tĩnh lặng với cuộc đời mình. Trước khi
tiếp xúc với cuốn sách, mặt ác của loài người đã rạch lên tâm hồn thơ trẻ
của cô gái Diệp Văn Khiết một vết thương lớn không thể nào khép miệng,
nhưng cuốn sách này đã khiến cô lần đầu tiên suy nghĩ một cách lý tính về
mặt ác của con người. Đây vốn dĩ là một cuốn sách rất bình thường, chủ đề
không rộng, chỉ nêu lên tác hại của việc lạm dụng thuốc trừ sâu đối với môi
trường, nhưng góc nhìn của tác giả đã khiến Diệp Văn Khiết rung động
mạnh mẽ: Việc sử dụng thuốc trừ sâu của con người mà Rachel Carson nói
đến, đối với Diệp Văn Khiết là một hành vi chính đáng và bình thường, chí
ít thì cũng là hành vi trung tính; nhưng cuốn sách này lại khiến cô nhận
thấy, đứng ở góc độ của thiên nhiên, hành vi này và Đại cách mạng văn hóa
chẳng có gì khác biệt, tác hại của nó đối với thế giới của chúng ta đều
nghiêm trọng như nhau. Vậy thì, còn bao nhiêu hành vi khác của con người