Uông Diểu giật thót mình, sau đó phát hiện người bị giám đốc Trung tâm
nghiên cứu nano nhắc nhở không phải là anh, mà là một kỹ sư trẻ, cũng
đang ngây người ra nhìn cô gái kia. Thoát khỏi không gian nghệ thuật trở về
với hiện thực, Uông Diểu chợt nhận ra người phụ nữ đó không phải nhân
viên bình thường, vì kỹ sư trưởng đi cùng với cô đang giới thiệu gì đó, có
vẻ rất kính trọng.
“Cô ấy là ai vậy?” Uông Diểu hỏi giám đốc.
“Cậu hẳn phải biết cô ấy chứ,” giám đốc vừa nói vừa khoát tay, “sau khi
máy gia tốc đầu tư 20 tỷ này xây dựng xong, lần vận hành đầu tiên có khả
năng chính là để nghiệm chứng một mô hình siêu dây
(*)
mà cô ấy đề ra.
Nói ra thì ở trong giới nghiên cứu lý thuyết rất coi trọng thâm niên và vai vế
ấy, vốn dĩ không đến lượt cô ấy đâu, nhưng mấy lão già kia không dám làm
trước, sợ mất mặt, nên mới để cô ấy tranh trước.”
(*) Về lý thuyết dây, có thể đọc trong cuốn Các thế giới song song của
Michio Kaku (NXB Thế Giới, 2015). Chú thích của người dịch. Từ đây về
sau những chú thích không ghi rõ là tác giả thì đều là của người dịch.
“Cái gì? Dương Đông là… phụ nữ?!”
“Đúng thế, chúng tôi cũng mới biết lúc gặp cô ấy hôm kia.” Giám đốc
nói.
Tay kỹ sư hỏi: “Có phải cô ấy có trở ngại tâm lý gì không, nếu không tại
sao chưa bao giờ xuất hiện trên truyền thông vậy? Đừng giống như Tiền
Trung Thư
(*)
chứ, đến lúc chết người ta cũng không thể trông thấy ông ta
trên ti vi một lần.”
(*) Tiền Trung Thư (1910-1998) là một học giả và nhà văn nổi tiếng của
Trung Quốc. Ông là tác giả cuốn tiểu thuyết Vi thành.
“Nhưng chúng ta cũng đâu tới nỗi không biết giới tính của Tiền Trung
Thu đâu? Tôi cảm thấy thuở nhỏ nhất định cô ấy đã trải qua chuyện gì đó
không bình thường, đến nỗi bị bệnh tự kỷ.” Uông Diểu nói, ít nhiều cũng có
chút tâm lý “nho còn xanh lắm.”