đây là sự nghi ngờ. Ma vương hỏi:
- Tại sao ông biết chắc như vậy? Tại sao ông biết chắc là ông thực tập đầy đủ và
ông sắp đạt đạo? Có ai có thể chứng minh được sự thật đó không, hay đó chỉ là sự
tưởng tượng của ông?
Siddharta lấy bàn tay chạm vào đất nói:
- Có đất này chứng kiến, đất này sẽ nói cho ngươi biết đây là sự thật.
Đó là địa xúc (bhùmispasa)ú. Chúng ta cũng phải thực tập địa xúc, chúng ta có
“Sám Pháp Địa Xúc” rất hay. Trong khi ngồi thiền chúng ta thực tập địa xúc, trong
khi đi thiền chúng ta cũng thực tập địa xúc. Tiếp xúc với Đất Mẹ, tự nhiên chúng ta
sẽ được nuôi dưỡng và trị liệu. Chúng ta nương tựa vào Mẹ, chúng ta quy y vào vị
Bồ tát lớn này. Đất Mẹ không những là mẹ của ta mà cha mẹ của ta, thầy của ta cũng
là con của Đất Mẹ. Đất Mẹ đã tạo ra nhiều vị Bụt và Bồ tát dưới hình thức của con
người hay không phải con người. Đức Thích Ca cũng là một đứa con của Mẹ, các vị
Bồ tát cũng là những đứa con của Mẹ.
Trong kinh Pháp Hoa có câu chuyện: Một lần có nhiều vị Bồ tát từ các hành tinh
khác tới để tham dự pháp hội Pháp Hoa. Nhiều vị hỏi Bụt có cần họ ở lại để giúp Bụt
một tay không. Bụt nói:
- Quý vị cứ về lo cho trú xứ của mình. Ở đây có đủ Bồ tát để chăm sóc trái đất
này.
Lúc đó từ dưới đất trồi lên không biết bao nhiêu là Bồ tát Tùng Địa Dũng Xuất.
Vì vậy Đất Mẹ là Mẹ của rất nhiều vị Bụt và Bồ tát dưới hình thức của con người hay
không dưới hình thức của con người. Chúng ta phải nương tựa vào Mẹ, quy y Mẹ
dưới hình thức của sự thực tập địa xúc. Khi đi thiền hành, xin đại chúng thực tập:
mỗi bước chân ta tiếp xúc với Đất Mẹ, Đất Mẹ không phải là một hành tinh vô tri.
Chúng ta rất dại, bằng đầu óc non nớt của mình, chúng ta phân biệt thực tại ra hai
phần: phần vật chất và phần tinh thần, và chúng ta đặt ra những câu hỏi triết học
như “có phải vật chất sinh ra tinh thần? hay tinh thần sinh ra vật chất?”. Chúng ta
chia làm hai phe:
- một phe chủ trương duy vật, tất cả chỉ là vật chất, khi vật chất kết hợp lại thì nó
sáng tạo ra tâm thức, tâm là do vật sinh ra.
- một phe chủ trương duy tâm, tất cả đều là tâm, do tâm sinh ra.
Trong truyền thống đạo Bụt, chúng ta học rằng tâm và vật là hai mặt của cùng
một thực tại. Thực tại không phải là tâm cũng không phải là vật, thực tại siêu việt cả
http://tieulun.hopto.org