tâm và vật. Một đồng Euro có mặt trái và mặt phải, chúng ta phân biệt, cho rằng
mặt trái không phải là mặt phải và ta tưởng tượng hai mặt có thể tồn tại riêng biệt.
Đó là một sự dại dột, tại vì nếu không có phải thì không có trái và nếu không có trái
thì không có phải. Phải và trái đều thuộc về một thực tại. Đưa một tờ giấy lên,
chúng ta phân biệt một bên là trái và một bên là phải. Chúng ta nói trái và phải có
thể tách rời nhau ra mà vẫn tồn tại. Chúng ta không biết rằng sở dĩ bên trái có được
là vì nhờ bên phải và ngược lại bên phải có được là vì nhờ bên trái. Chỗ nào có trái
là chỗ đó có phải và chỗ nào có phải là chỗ đó có trái. Có trên là có dưới, có dưới là
có trên. Cái thấy của đạo Bụt là cái thấy trung đạo, có nghĩa là con đường chính giữa
vượt lên hai thái cực như có và không, sinh và diệt, trái và phải, trên và dưới, vật
chất và tinh thần. Vì vô minh nên có hành, vì có hành nên có thức tức nhận thức
phân biệt, vì có thức nên có danh sắc tức vật chất và tinh thần. Kỳ thực, vật chất và
tinh thần không phải là hai cái riêng biệt, nó là hai mặt của cùng một thực tại.
Đạo Bụt dạy ta quán chiếu để vượt khỏi những cặp đối nghịch như chủ thể và đối
tượng, tâm và vật, trong và ngoài, sinh và diệt, có và không. Nhìn một đám mây
đang lơ lửng trên trời, ta có khuynh hướng diễn tả đám mây đó là có. Có là một ý
niệm. Khi đám mây không còn trên trời nữa thì ta nói nó là không. Thật ra nói
đám mây là có không đúng mà nói đám mâylà không cũng không đúng. Trong
phòng này ta không thấy mây, nhưng có hơi nước. Chúng ta thở ra toàn là hơi
nước, trong phòng có rất nhiều hơi nước mà ta không thấy được. Nhưng chỉ cần
lạnh xuống là ta có thể thấy được hơi nước. Không thấy mà ta cho rằng không có là
không đúng, mà khi thấy ta cho là có cũng không đúng. Thực tại vượt thoát có và
không. Cùngnhau quán chiếu về đám mây, ta thấy đám mây không thể từ có mà
biến thành không. Đám mây chỉ có thể thành mưa hay thành tuyết, nó không thể
nào thành không. Và đám mây cũng không thể nào từ không mà trở thành có, tại vì
trước khi có đám mây thì đã có hơi nước. Đám mây là sự tiếp nối của hơi nước, đám
mây không từ không mà trở thành có. Khi vượt thoát được ý niệm có và không thì
đồng thời chúng ta vượt thoát được ý niệm sinh và diệt. Sinh là từ không mà trở
thành có và diệt là từ có mà trở thành không. Không có có-không thì làm gì có
sinh-diệt. Chúng ta không cần một sự tạo lập vũ trụ, tại vì tạo lập vũ trụ là từ không
có vũ trụ mà trở thành có vũ trụ. Phải có tạo hóa để làm cho cái không trở thành cái
có, nhưng vì đã vượt thoát ý niệm có và không nên ta cũng vượt thoát được ý niệm
sinh và diệt.
Nhiều nhà khoa học hiện nay cũng đang bị kẹt vào ý niệm không và có, họ đang
tìm hiểu tại sao vũ trụ từ không mà trở thành có. Họ sáng tạo ra những lý thuyết
như thuyết Big Bang, tức là lúc mà vũ trụ, thời gian và không gian được thành lập.
Vì có quan niệm về sự sinh thành của vũ trụ nên họ phải nghĩ tới lúc vũ trụ bị tiêu
diệt. Vì vậy chữ Big Bang đi đôi với chữ Big Crunch.
http://tieulun.hopto.org