Thực tập địa xúc, ta biết mình thuộc về Mẹ, ta là một phần của Mẹ. Bản chất của
ta là không sinh không diệt, ta đã biểu hiện dưới hình thức này nhưng ta cũng có
thể biểu hiện dưới những hình thức khác. Nếu Mẹ đã cho ta ra đời một lần thì Mẹ
cũng có thể cho ta ra đời hàng triệu lần. Trong khi đi thiền hành, ta cứ chọn lựa đi,
ta nói chuyện với trái đất đi. Khi quán chiếu, chúng ta thấy ta luôn luôn có chỗ để
trở về. Chúng ta ai cũng cần có một chỗ về. Có người nghĩ đó là cõi Phạm Thiên, có
người nghĩ đó là cõi Tịnh độ của Bụt A Di Đà, có người nghĩ đó là Thiên quốc. Về
Thiên quốc ta có thể ngồi dưới chân Thượng đế, về nước Cực Lạc ta có thể đi thiền
hành với đức A Di Đà.
Chúng ta có nhu yếu muốn có một chỗ về và chúng ta đi tìm những con đường
trở về:
Hãy cùng ta tới hỏi bé tìm chi và đang đi đâu
Đâu là uyên nguyên?
Đâu là quy xứ?
Đường về có những ngả nào?
(Uyên nguyên - thơ Nhất Hạnh)
Nếu đi thiền hành vững chãi thì chúng ta thấy rõ chỗ về của ta là Đất Mẹ. Điều
này rất khoa học, rất thực tế. Tất cả những tế bào, những nguyên tử trong cơ thể ta
đều trở về đất. Đó là điều không thể chối cãi được. Đất Mẹ là nơi chúng ta sẽ trở về,
Đất Mẹ là một vị Bồ tát lớn và chúng ta nương tựa nơi Đất Mẹ. Nam mô Bồ tát
Thanh Lương Đại Địa. Đó là sự thực tập của chúng ta. Đất Mẹ rất linh thiêng, Đất
Mẹ không phải là vật chất như một số nhà khoa học đã tưởng. Phần lớn các nhà
khoa học vẫn còn cái nhìn lưỡng nguyên về vật chất và tâm thức. Nhưng chúng ta,
những người học Phật, đã tìm ra tâm và vật là hai khía cạnh của một thực tại, thực
tại đó không phải là tâm cũng không phải là vật. Vì vậy, khi đi thiền hành trên mặt
đất chúng ta phải tập thấy rằng Đất Mẹ là một vị Bồ tát linh thiêng chứ không phải
là vật chất vô tri. Chúng ta hãy nhìn một bông hoa, bông hoa là sự biểu hiện của
Đất Mẹ. Nếu không phải là một vị Bồ tát linh thiêng làm sao Đất Mẹ cho ra đời
được những mầu nhiệm đó, và chính cơ thể mình đây cũng là một mầu nhiệm.
Chúng ta phải tập nhìn địa cầu với một con mắt khác, phải thấy Mẹ là một vị Bồ tát
lớn, là Mẹ của muôn loài, là Mẹ của các vị Bụt và Bồ tát. Mẹ là chỗ mà chúng ta sẽ
trở về một cách chắc chắn và khoa học, và chúng ta có thể nương tựa nơi Mẹ. Quán
chiếu cho sâu sắc chúng ta sẽ thấy: Các hiện tượng bề ngoài có sinh, có diệt, có có,
có không, nhưng tiếp xúc cho sâu thì bản chất của thực tại là không sinh, không
diệt, không có, không không. Quán sát cho kỹ một đám mây, ta thấy đám mây
http://tieulun.hopto.org