“Ừ”, anh đồng tình. Tay anh lại lướt lên gáy tôi, lùa vào tóc tôi và kéo
tôi sát lại. “Phải một thời gian nữa”.
Tôi chưa bao giờ dự lễ trao vương miện, và thực sự tôi hi vọng không
bao giờ phải thấy nữa. Tôi chỉ muốn có một nữ hoàng duy nhất cai quản
cuộc đời mình.
Lễ trao vương miện đối ngược với tang lễ của Tatiana đến kì lạ. Châm
ngôn vẫn nói gì nhỉ? Nữ hoàng đã chết. Nữ hoàng vạn tuế.
Truyền thống quy định rằng vị quốc vương tương lai sẽ dành phần đầu
của ngày lễ trao vương miện ở nhà thờ, để cầu nguyện sự chỉ đường dẫn
lối, sức mạnh và những thứ thuộc tín ngưỡng. Tôi không biết truyền thống
sẽ làm gì với một quốc vương vô thần. Có lẽ họ sẽ giả vờ. Còn Lissa, một
người khá sùng đạo, có lẽ cô cũng cầu nguyện thành thạo chẳng kém gì
hoàn thành tốt công việc của nữ hoàng.
Sau khi cầu kinh, Lissa cùng đoàn hộ tống khổng lồ đi ngang qua
hoàng cung trở về lâu đài chính, nơi diễn ra lễ trao vương miện. Đại diện
của các gia đình hoàng tộc đi cùng cô, ngoài ra còn có các nhạc công chơi
những bản nhạc rộn rã hơn hẳn những gì đã chơi trong tang lễ Tatiana.
Giám hộ của Lissa - giờ cô có cả một đội - đi cùng. Tôi là một trong số họ,
diện bộ đồ đen trắng đẹp nhất của mình, có chiếc cổ áo đỏ thể hiện tôi là
giám hộ của hoàng gia. Ở đây, ít nhất cũng có một điểm khác biệt dễ nhận
thấy so với tang lễ. Tatiana đã chết, giám hộ của bà chỉ xuất hiện lấy lệ.
Lissa đang sống, và dù có giành được phiếu bầu của hội đồng hoàng gia, cô
vẫn có rất nhiều kẻ thù. Tôi và các đồng nghiệp phải vô cùng cảnh giác.
Có lẽ người ta sẽ nghĩ chúng tôi không cần làm vậy, vì đám đông đứng
xem đang hò reo vui sướng. Tất cả những người đã cắm trại nơi đây suốt
phiên tòa và cuộc bầu cử đã ở lại xem buổi lễ này, và mỗi lúc một đông
người kéo tới. Tôi không chắc đã bao giờ Moroi tụ tập đông đảo như thế
này chưa.
Sau khi đi hết con đường dài và vòng vèo, Lissa tới lâu đài chính và
chờ trong một phòng ngoài sát cạnh phòng thiết triều. Phòng thiết triều
chưa bao giờ được sử dụng cho các công việc hiện đại, nhưng đôi khi - như