bóc, vơ vét tiếng của dân Đức. Để đánh một đòn quyết liệt tối hậu xuống
nước Đức đang chiến bại, Stalin áp dụng đòn độc của Hitler là cho phép
binh sĩ cướp bóc, chấp thuận cho toàn thể binh sĩ được quyền gửi đồ cướp
được từ mặt trận về nhà riêng. Quyết định này đặt căn bản trên sự biết rõ
tâm trạng người lính chiến của Stalin, nếu y là người lính, y cũng nghĩ như
thế: Chiến đấu cho quê hương, tổ quốc, dân tộc là một lý tưởng cao đẹp, rất
nên – chiến đấu và hy sinh cho Stalin lại càng cao đẹp hơn nữa – xong khi
đòi hỏi người lính phải liều mạng trong lúc chiến tranh sắp kết liễu, người
ta cần phải cấp cho người lính một động lực thúc đẩy nào đó mạnh hơn,
thực tế hơn, hấp dẫn hơn. Vì vậy y cho phép mỗi người lính hành quân trên
lãnh thổ Đức mỗi tháng được gửi từ mặt trận về nhà 20 ký đồ vật không
phải kiểm soát, mỗi sĩ quan được gửi về 50 ký, mỗi tướng lãnh được gửi về
100 ký. Quyết định cho phép gửi đồ về nhà đó tỏ ra đúng, vì người lính
không phải vất vả mang theo những món đồ họ lấy được trên khắp các mặt
trận, hành lý của họ không bao giờ quá nặng và do đó họ vẫn tấn công
được, họ còn hăng hái tấn công để chiếm những đất mới, lấy những đồ vật
mới. Được phép gửi đồ về nhà như thế, những quân xa vẫn còn được dùng
để chở lính chứ không đầy ắp những đồ vật.
Trong số những người tiến sang lãnh thổ Đức có quyền cướp đồ và gửi đồ
về nhà, những kẻ trong cơ quan SMERSH có nhiều điều kiện để vơ vét
nhất. Bọn này cũng ở trên mặt trận nhưng luôn luôn ở ngoài tầm súng của
địch, không sợ bị phi cơ địch tấn công, họ ở những nơi mà cán bộ hành
chánh, bọn công an chưa kịp tới. Những sĩ quan SMERSH lại hoạt động bí
mật. Không ai dám kiểm soát những quân xa được niêm phong của họ, họ
có quyền xung công những tài sản lớn của địch để giữ cho chính phủ và họ
tha hồ chiếm công vi tư. Từng đoàn quân xa, từng đoàn tàu, từng đoàn phi
cơ chuyển đồ của SMERSH từ mặt trận về. Các sĩ quan ấp úy chỉ cần tinh
khôn một chút là có thể gửi về cả ngàn ký, sĩ quan cấp tá có thể gửi về cả
chục ngàn ký và Abakumov gửi về cả triệu ký.
Abakumov hiện có nhiều vàng, y gửi số vàng này ở Thụy Sĩ nhưng y cũng
biết rõ hơn ai hết là số vàng lớn này vẫn không thể cứu được y thoát chết
nếu y mất chức Tổng trưởng Bộ An ninh. Vàng bạc không còn giá trị gì cả