gớm của người đàn bà ngồi cạnh nàng.
"Chồng tôi đi tù đã gần được năm năm rồi" – Nadya nói như để tự biện hộ
– "Trước đó chồng tôi ở mặt trận".
"Đừng hy vọng gì ở chuyện đó".
Người đàn bà hung hãn cướp lời nàng.
"Ở mặt trận không giống như ở tù. Chồng ở mặt trận mình dễ chờ đợi. Lúc
đó ai cũng chờ. Lúc đó mình có thể nói chuyện với tất cả mọi người về
chồng mình. Đọc thư. Nhưng nếu mình vừa phải chờ vừa phải giấu, vừa
phải trốn – làm sao mình sống được?"
Người đàn bà ngừng lại. Bà ta không cần phải nói gì nhiều hơn về tình
trạng ấy với Nadya.
Bây giờ đã là 11 giờ 30. Sau cùng, Trung tá Klimentiev bước vào phòng,
theo sau là một viên Trung sĩ mập lù, mặt mũi khó khăn. Viên đội này bắt
đầu mở những túi đồ, tháo tung những bao bánh, dùng dao cắt những ổ
bánh ngọt được làm lấy ở nhà ra làm hai. Y cũng cất ổ bánh nhỏ xíu của
Nadya để tìm xem trong đó có giấu thư, tiền, hay thuốc độc. Trong lúc đó,
Klimentiev thu hồi giấy phép thăm tù của mọi người, ghi tên họ vào một
quyển sổ lớn rồi đứng thẳng người theo kiểu nhà binh, dõng dạc nói:
"Các người chú ý. Tôi chắc các người đã biết luật lệ? Thời hạn thăm là ba
mươi phút. Các người không được đưa riêng bất cứ vật gì cho tù nhân,
không được hỏi về công việc họ làm, về đời sống của họ. Vi phạm những
điều cấm ấy sẽ bị trị tội nặng. Và từ nay trở đi, khi thăm, không được nắm
tay, không được hôn. Nếu vi phạm, cuộc đi thăm sẽ bị cắt đứt ngay lập
tức…"
Những người đàn bà quen chịu đựng không ai nói gì cả.
Klimentiev đọc tên cặp vợ chồng đầu trên danh sách:
"Gerasimovich… Natalya Pavlovna…"
Người đàn bà ngồi cạnh Nadya đứng dậy, xiết chặt chiếc áo cũ, bà ta đi vào
hành lang.
Chú thích:
[1]Anton Chekhov: Văn sĩ viết truyện ngắn nổi tiếng nhất của Nga ở cuối
thế kỷ XIX.