TẦNG ĐẦU ĐỊA NGỤC - Trang 28

thức, nơi này vẫn được gọi là “nhà tù đặc biệt”…
Qua một lỗ nhìn một cánh cửa đó, đêm nay người đi qua hành lang có thể
nhìn thấy một cuộc lễ Giáng sinh nữa. Đó là cuộc lễ của nhóm tù nhân
Latvia, nhóm người này cũng xin được phép nghỉ làm việc đêm nay để
hành lễ.
Tất cả những tù nhân khác đều đi làm việc. Nghĩ đến chuyện này Rubin hơi
lo lắng rằng anh có thể bị đưa tới Thiếu tà Shikin để giải thích về sự vắng
mặt của anh.
Hai đầu hành lang là hai cánh cửa lớn. Một cửa hai cánh gỗ dẫn vào một
nơi trước kia, khi tòa nhà này còn là một giáo đường miền quê chưa bị biến
thành nhà giam, là tầng lầu ở trên bàn thờ. Nơi này bây giờ trở thành phòng
giam người. Cửa thứ hai bọc sắt kín từ trên xuống dưới, có lính canh và
người đứng ngoài không thể tự mở ra để bước vào. Tù nhân gọi cửa này là
“Cửa thánh”…
Rubin đi tới trước cánh cửa bọc sắt đó và gõ nhẹ lên khung cửa sổ nhỏ trên
đó. Bên trong, khuôn mặt chăm chú, bất động của người lính canh hiện ra
sau mặt kiếng.
Chìa khóa xoay nhẹ trong ổ khóa. Người lính này là một ông dễ tính và
điều này là một may mắn cho Rubin. Người lính này có thể không cho anh
vào phòng làm việc vì đã quá giờ và đưa anh tới gặp thiếu tá Shikin.
Rubin đi lên thang lầu. Hai đường thang làm thành một vòng cung và gặp
nhau ở tầng trên. Anh rảo bước dưới cây đèn đồng cổ lỗ đã từ lâu rồi không
còn xài được nữa và tới đẩy cánh cửa phòng nghiên cứu đề hàng chữ: ÁM
THÍNH.

Chú thích:
[1]Dante, đại thi hào của Ý quốc và cũng là một đại thi hào của nhân loại.
Ông sống ở Ý quốc giữa hai thế kỷ XIII-XIV. Tên họ của ông là Alighieri
Dante, sinh năm 1265, mất năm 1321. Ông viết tập truyện thơ bất hủ La
Divine Comédie. Trong tập này ông tả cảnh địa ngục và cảnh con người
đau khổ dưới địa ngục. Ông mô tả địa ngục có nhiều tầng. Tác phẩm Tầng
đầu địa ngục lấy ý từ La Divine Comédie của Dante.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.