Tolstoy về văn pháp, về cách sử dụng văn Nga tài tình và phong phú, ông
được coi giống với Dostoyevsky về tư tưởng, về sự đề cao giá trị con người
trước những bất công của xã hội, những đè nén của bạo lực, và nhất là vì
việc đưa tiểu thuyết những kinh nghiệm tù đày của chính bản thân. Cũng
như Dostoyevsky từng bị tù đày nhiều năm ở Tây Bá Lợi Á, bị kết án tử
hình, Aleksandr I. Solzhenitsyn đã phải ở tù mười một năm trong các trại
tập trung và cưỡng bách lao động của chế độ Nga Xô Viết. Và cũng như
Dostoyevsky, tù đày và những hành hạ về thể xác không thể làm mất được
ý chí tinh thần của Aleksandr I. Solzhenitsyn, con người trong ông vẫn
đứng thẳng và người văn sĩ trong ông vẫn tiếp tục ghi nhận sự thật, vẫn can
đảm viết ra những sự thật ấy.
Chúng ta không thể hiểu được Aleksandr I. Solzhenitsyn và Tầng đầu địa
ngục nếu chúng ta không được hiểu biết khá đủ về tình trạng "chế độ cai trị
bằng công an, mật vụ ở các nước Cộng sản, điển hình nhất là ở Nga Xô
Viết. Nhân viên mật vụ là bọn nắm quyền và được tả kỹ nhất trong những
trang Tầng đầu địa ngục. Bọn Yakanov, Klimentiev, rồi cao hơn là
Oskolupov, Sevastyanov, Abakumov chiếm nhiều trang ngang với những tù
nhân vai chính như Gleb Nerzhin, Lev Rubin, Pryanchikov. Vì vậy, trước
khi đi sâu vào đời tư nhà văn và tác phẩm, chúng tôi thấy sự cần thiết phải
trình bày với bạn đọc về lịch sử những cơ quan Mật vụ của Nga Xô kể từ
ngày chế độ Cộng sản được thiết lập ở đó.
*
Trước hết, chúng ta thấy rằng trong Tầng đầu địa ngục, nhà tù như Viện
Khoa học Mavrino không phải là một nhà tù thường. Trên khắp trái đất này,
có lẽ chỉ có ở Nga Xô mới có loại nhà tù đặc biệt ấy. Tiếng lóng của tù
nhân Nga gọi nhà tù này là "Sharaska", theo tiếng Nga, sharaska có nghĩa
là "một nơi bịp bợm và giả dối". Người tù trong những sharaska này được
gọi bằng tiếng lóng là Zek. Những tiếng này không thể dịch đúng sang