TẦNG ĐẦU ĐỊA NGỤC - Trang 391

là điều đau đớn thâm gan, tím ruột cho những người Cộng sản Nga. Họ mất
mặt nhưng họ chẳng thể làm gì được.
Họ phản ứng bằng cách trả thù tẹp nhẹp là cấm không cho Aleksandr I.
Solzhenitsyn sang Thụy Điển để lãnh giải Nobel. Họ sợ sang đó, nhà văn
đã trở thành nhà văn quốc tế, sẽ tuyên bố sự thật về họ và những lời này sẽ
được công bố cho toàn thế giới biết, họ sẽ còn tai hại nhiều nữa.
Không mời được Aleksandr I. Solzhenitsyn sang Stockholm, Viện Hàn
Lâm Nobel đề nghị mời nhà văn tới Tòa Đại sứ Thụy Điển ở Mạc Tư Khoa
để trao giải – một đại diện của Viện sẽ tới Mạc Tư Khoa để thực hiện việc
này – nhưng chính phủ Nga cũng không chịu. Họ đòi đưa giải đó cho họ để
họ trao lại cho người được giải. Viện Hàn Lâm Nobel không chịu, vì việc
đó trái với tinh thần của Viện, Viện không nhờ đến bất cứ một thứ chính
quyền nào trong việc chọn lựa trao giải. Vì vậy được giải Nobel văn
chương từ năm 1970 cho tới nay – 1973 – nhà văn Aleksandr I.
Solzhenitsyn vẫn chưa được chính thức lãnh giải.
Tất nhiên là các báo xuất bản ở nước Nga – tất cả đều là báo Đảng, do
Đảng chỉ huy – đều không loan tin Aleksandr I. Solzhenitsyn được giải
Nobel văn chương cho dân Nga biết.
Thực ra, theo sự tiết lộ của chính Solzhenitsyn với những nhà báo Tây
phương đã lén gặp được ông và phỏng vấn ông ở Mạc Tư Khoa, chính
quyền Cộng sản Nga không phản đối việc ông đi ra ngoại quốc, nhưng họ
muốn ông… đi luôn không trở về nữa. Nếu ông chịu đi luôn, họ sẽ để mặc
cho ông đi cùng vợ con. Ông đi luôn không về nữa, họ sẽ nhổ được cái gai
trước mắt họ, và họ sẽ có lý do để tuyên truyền với dân Nga: tên văn sĩ bất
lương sa đọa đó đã bỏ nước trốn sang Tây phương, tên đó chỉ là tên thèm
khát bơ sữa Tây phương, một tên lưu manh trốn tránh trách nhiệm với tổ
quốc. Và rồi dân Nga sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn được nghe nói đến
cái tên Aleksandr I. Solzhenitsyn nữa.
Và mặc dù bị chính quyền bạc đãi, bị tù đày, bị cô lập, bị đói khổ và rất có
thể là lại bị tù bất cứ lúc nào, Aleksandr I. Solzhenitsyn vẫn nhất định ở lại
trên quê hương ông. Ông coi việc bỏ nước đi sống ở ngoại quốc để được
yên thân, được no ấm là việc làm hèn nhát. Ông ở lại để tiếp tục tranh đấu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.