thấy, vẫn có vẻ lo âu.
Thế rồi, như giữa họ chưa từng bao giờ xảy ra tranh luận và bất đồng ý kiến
hết, Rubin nhìn bạn bằng đôi mắt đầy những quản ngại. Khi đôi mắt của
Rubin không sáng lên vì tranh luận sôi nổi, chúng trở lại dịu hiền như mắt
đàn bà.
“Tôi không hào hứng khi thấy thiên hạ để ý đến mình” – Rubin nói –
“Người xưa có câu: “Đừng dại dột mà làm nhà cạnh cung điện của ông
Hoàng”.
“Nhưng chúng mình có gì đáng được để ý đâu? Công việc của chúng mình
chỉ là một việc phụ ở đây: nghiên cứu tiếng nói.”
“Vậy mà Anton vẫn để ý đến mình… Rất có thể mình sẽ bị khiển trách về
việc tập Hồi ký của Stanisvsky và quyển Diễn văn của luật sư…”
Rubin cười và nói tiếp:
“Cũng có thể là vì bản báo cáo anh vừa gửi lên không được rõ ràng…”
Nerzhin lắc đầu:
“Chắc không phải vì báo cáo đâu. Báo cáo mình gửi lên đã lâu rồi, êm ru
không nghe thấy thiên hạ phàn nàn gì hết. Nếu không thấy tôi trở lại nữa,
anh…”
“Đừng có vớ vẩn…”
“Vớ vẩn là thế nào? Đời là như thế. Chuyện thường xảy ra."
Nerzhin cúi xuống như để thu xếp lại những giấy tờ trên bàn, anh nổinh và
nhanh với bạn:
"… đốt hết những cái đó đi giùm tôi."
Nerzhin khóa ngăn kéo bàn và đưa chìa khóa cho Rubin. Rồi anh đi ra khỏi
phòng với dáng điệu khoan thai của một người tù đã sống đến năm thứ năm
trong tù, người tù không bao giờ vội vã vì luôn luôn chỉ chờ đợi những gì
bất hạnh hơn xảy đến.