Đi tới chỗ Potapov ngồi, Khorobrov cúi lưng trên bàn và nói bằng một
giọng bình thản:
“Andreich… Nghỉ thôi. Đêm nay là đêm thứ Bảy.”
Potapov vừa gắn cái chốt gài hai nắp hộp đngj thuốc điếu vào nhau, cái
chốt này màu hồng. Anh nghiêng đầu ngắm vật thủ công do chính ta anh
làm ra và hỏi:
“Thấy sao, Terentich? Hai màu này hợp nhau chứ?”
Không thấy Khorobrov trả lời, Potapov ngước mắt nhìn người bạn tù. Ánh
mắt anh dưới làn kiếng trắng dày nhân từ như ánh mắt bà ngoại nhìn anh
cháu.
“Vội gì, Terentich. Thời gian làm việc cho chúng ta. Anton sắp ra về và
chúng ta sẽ biến vào không khí ngay lập tức…”
Anh nhấn mạnh ba tiếng “ngay lập tức” như đó là những tiếng quan trọng.
Rubin đã có mặt trong phòng. Bây giờ là mười một giờ đêm, ngày làm việc
đã chấm dứt, Rubin đang muốn về giường ngủ đọc Hemingway. Nhưng
muốn tỏ ra chú ý đến việc làm của Phòng số bảy, anh hoặc Markushev đọc
đi đọc lại những câu mà anh cho là có nhiều âm thanh cần kiểm soát nhất.
Anh ra hiệu bằng tay cho Markushev đọc to hơn, đọc nhỏ hơn, như đó là
những việc rất quan trọng. Sau cùng, anh gỡ ống nghe ra khỏi tai và tuyên
bố rằng theo anh sự tiến bộ tuy có rõ rệt đấy nhưng vẫn còn nhiều khuyết
điểm lắm.
Mọi người ồn ào lên tiếng tán thành và bày tỏ sự vui mừng khi có tiến bộ.
Đến lúc này, Bobynin mưới ngửng mặt lên khỏi bàn dao động đồ và nói
bằng giọng nói trầm tĩnh, ngạo mạn đặc biệt của anh:
“Ngốc. Tiến lên được một bước. Các anh làm việc mò mẫm như thế làm
sao có thể thành công được. Phải có phương pháp, phải biết trước mình sẽ
làm gì, mình đi tới đâu.”
Dưới cặp mắt nhìn nghiêm khắc không chút rung động của Bobynin, tất cả
mọi người trong phòng đều im lặng.
Sau bức vách sắt làm bằng kệ sắt xếp đầy máy, Potapov dán khóa gài vào
nắp hộp đựng thuốc điếu. Potapov từng sống ba năm trong trại tù binh Đức
và anh chỉ sống sót được ở đó nhờ tài chế tạo những chiếc bật lửa, hộp