"Có lần em hỏi anh là anh viết những gì trên những tờ giấy nhỏ đó… Em
nhớ không?"
"Nhớ. Mà anh viết gì vậy?"
Nàng hỏi anh với giọng tò mò y hệt lần hỏi đầu tiên.
Nếu nàng đừng hỏi lại anh câu đó, nếu nàng đừng tỏ ra tò mò, đừng có vể
thúc giục anh nói, Nerzhin đã nói hết với nàng sự thật ngay lúc đó. Nhưng
vẻ tò mò dục dã của nàng làm cho anh chợt nhớ đến việc đề phòng. Anh đã
sống quá nhiều năm trong cuộc sống mà đề phòng trở thành một thói quen
như việc hít thở khí trời, giữa những bãi mìn đầy những dây bẫy vô hình có
thể làm nổ tung bất cứ lúc nào.
Đôi mắt ngây thơ, chan chứa yêu thương này có thể là đôi mắt của một
nhân viên mật vụ. Lát nữa đây biết đâu nàng lại chẳng kể lại hết từng tiếng
anh nói với tên sĩ quan thượng cấp của nàng.
Đột nhiên, nàng nhớ lại những chuyện đã xảy ra giữa anh và Simochka.
Lần đầu tiên, chính nàng đã để má nàng chạm vào má anh trong phòng ghi
âm này. Biết đâu đó lại chẳng phải là một hành động cố ý? Biết đâu nàng
lại chẳng nhận được lệnh phải làm như thế? Biết đâu tất cả mối tình này lại
chẳng là một cái bẫy?
"Đó là những tài liệu anh ghi về lịch sử" – Nerzhin trả lời mơ hồ – "Lịch sử
nói chung kể từ đời vua Peter. Chẳng có giá trị gì với người khác nhưng có
giá trị với riêng anh. Anh sẽ tiếp tục viết cho đến khi nào Yakonov tống cổ
anh ra khỏi đây. Nhưng nếu anh phải đi, không biết anh có thể nhờ ai giữ
giùm anh."
Đôi mắt Nerzhin bây giờ nhìn sâu vào mắt Simochka, nhưng anh nhìn
không phải là để xúc động, để tỏ tình mà là để dò xét.
Simochka bình thản mỉm cười:
"Anh còn phải hỏi nữa sao? Đưa cho em, em giữ cho anh. Anh cứ viết đi.
Đừng sợ."
Và nàng hỏi câu hỏi nàng muốn hỏi từ lâu nhưng vẫn sợ phải nghe câu trả
lời:
"Nói cho em biết… vợ anh… đẹp lắm phải không?"
Tiếng chuông máy điện thoại nối liền phòng ghi âm với phòng thí nghiệm