TĂNG TỐC ĐẾN THÀNH CÔNG - Trang 107

người có thể tham gia mua hàng.

Một cuộc bán hàng quy mô lớn được chia làm các giai đoạn chính như sau:

Dẫn nhập: bao gồm giới thiệu, mở đầu câu chuyện, tạo mối liên kết với khách

hàng. Giai đoạn này tạo nên ấn tượng, suy nghĩ ban đầu của khách hàng đối với

chuyên viên bán hàng nhưng không thật sự ảnh hưởng nhiều đến kết quả của

cuộc bán hàng quy mô lớn.

Tìm hiểu: hãy tìm hiểu chứ không chỉ hỏi và thu thập thông tin. Kỹ năng đặt và

sử dụng đúng câu hỏi là cực kỳ quan trọng, đóng vai trò quyết định trong bán

hàng quy mô lớn. Các nghiên cứu chi tiết cho thấy: chuyên gia bán hàng có thể

tăng hiệu quả của các cuộc bán hàng quy mô lớn lên hơn 20% nếu nâng cao kỹ

năng tìm hiểu nhu cầu.

Chứng minh năng lực: Chuyên viên bán hàng chứng minh với khách hàng rằng

họ có giải pháp đáng giá để giải quyết vấn đề và thỏa mãn nhu cầu của khách

hàng. Việc chứng minh này có thể được thực hiện thông qua bài trình bày sản

phẩm hoặc cho khách hàng thị phạm hoạt động, công dụng của sản phẩm hoặc

cung cấp những chứng thực từ khách hàng khác đã dùng sản phẩm.

Đạt được cam kết từ khách hàng: Cam kết của khách hàng trong các cuộc bán

hàng quy mô lớn không chỉ là đơn đặt hàng mà có thể là những cam kết về việc

chứng kiến quá trình sử dụng, kiểm tra sản phẩm hay đồng ý cho chuyên viên

bán hàng tiếp xúc với cấp cao hơn. Với mỗi lần đạt được cam kết từ khách hàng,

xem như chuyên gia đã đạt thêm một “bước tiến” (advance). Một cuộc bán hàng

lớn có thể gồm nhiều bước tiến. Chuyên gia bán hàng cần đạt được một chuỗi các

bước tiến để đi đến quyết định mua hàng cuối cùng của khách hàng.

Các câu hỏi theo mô hình SPIN

Việc đặt nhiều câu hỏi hiệu quả trong giai đoạn tìm hiểu là yếu tố quan trọng quyết định

thành công của các cuộc bán hàng quy mô lớn. Công ty Huthwaite của tác giả đã tiến hành một

nghiên cứu trong suốt 12 năm, trải qua 35.000 cuộc bán hàng và tìm ra một hệ thống câu hỏi

hiệu quả – còn gọi là hệ thống câu hỏi SPIN – như sau: các câu hỏi Tình hình (Situation

Questions), các câu hỏi Vấn đề (Problem Questions), các câu hỏi Gợi ý (Implication

Questions), các câu hỏi Giải đáp Nhu cầu (Need-payoff Questions).

Các câu hỏi Tình hình – Situation Questions: Những câu hỏi dạng này nhằm thu

thập dữ liệu, sự kiện cũng như tình hình “xưa và nay” của công ty. Ví dụ: “Anh có

thể chia sẻ với tôi về kế hoạch phát triển kinh doanh của công ty không?” Tuy

những câu hỏi tình hình có vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm thông tin và

dễ sử dụng, nhưng nhiều chuyên gia bán hàng thành công không lạm dụng chúng

vì có thể khiến khách hàng nhàm chán hay khó chịu.

Các câu hỏi Vấn đề – Problem Questions: Những câu hỏi loại này nhằm khám

phá những vấn đề, khó khăn hiện tại của khách hàng. Ví dụ: “Rất khó khăn để vận

hành hệ thống này phải không?”, “Anh có lo lắng về chất lượng của hệ thống máy

hiện tại không?” Chuyên gia bán hàng sẽ dùng những câu hỏi này để xoáy sâu vào

những vấn đề khó khăn của khách hàng, cũng là những khó khăn mà sản phẩm họ

sắp chào bán có thể giải quyết được. Còn các chuyên gia bán hàng thiếu kinh

nghiệm thường không hỏi đủ các câu hỏi Vấn đề.

Các câu hỏi Gợi ý – Implication Questions: Đây là loại câu hỏi phức tạp và tinh

vi. Những câu hỏi này đưa vấn đề của khách hàng lên một mức cao hơn và nói về

hậu quả tiềm tàng nếu những vấn đề, khó khăn hiện tại không được giải quyết. Ví

dụ: “Theo ông nghĩ, vấn đề này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của công

ty ông trong tương lai?”, “Tỷ lệ từ chối cao như hiện tại sẽ ảnh hưởng ra sao đến

sự thỏa mãn của khách hàng công ty ông?” Những câu hỏi Gợi ý đóng vai trò

quan trọng trong các cuộc bán hàng quy mô lớn. Và đây cũng là loại câu hỏi mà

những chuyên gia bán hàng kinh nghiệm đôi khi cũng bỏ sót.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.