TĂNG TỐC ĐẾN THÀNH CÔNG - Trang 34

ngoài và/hoặc tự phát triển những hệ thống buộc chúng ta cam kết một cách tự động. Chẳng

hạn như để tiết kiệm tiền lương, chúng ta chọn cách khấu trừ tiền lương tự động; để tập thể

dục thường xuyên, chúng ta hẹn tập với bạn bè.

Cái giá của quyền sở hữu

Con người có khuynh hướng đánh giá cao những gì mình đang có. Trong các giao dịch, người

bán luôn đánh giá cao tài sản của mình hơn mức thị trường muốn mua. Chúng ta thường có

những quyết định không đúng đắn vì ba thói quen phi lý trí của mình: (1) yêu quý những gì

chúng ta đã có, (2) tập trung hơn vào việc chúng ta có thể mất nhiều hơn những gì chúng ta có

và (3) tự cho rằng người khác sẽ nhìn nhận giao dịch mua bán từ góc độ của chúng ta. Cách tốt

nhất để có những quyết định đúng đắn là tự xem mình không phải là người sở hữu chúng, đồng

thời đặt ra một khoảng cách giữa bản thân và món đồ đang quan tâm.

Xét cho cùng, khuynh hướng duy trì và tăng cường quyền sở hữu sẽ gây ra những chi phí cao

hơn cho chúng ta.

Tránh lãng phí vào nhiều sự lựa chọn

Nhiều sự lựa chọn sẽ làm lãng phí thời gian, công sức và cơ hội của chúng ta. Con lừa trong

truyện ngụ ngôn đang đói bụng nhưng vẫn phân vân đi qua đi lại giữa hai đống cỏ khô cao gần

bằng nhau ở hai góc, và cuối cùng chết vì đói; Quốc hội Mỹ luôn bất đồng về những bộ luật lớn

cho đến các chi tiết nhỏ của chúng; tác giả phân vân chọn giữa việc ở lại viện công nghệ MIT

hay chuyển sang đại học Stanford…

Trong nhiều trường hợp, sẽ tốt hơn cho chúng ta nếu hạn chế những lựa chọn của mình và

tốt nhất chỉ quy về một lựa chọn. Năm 210 TCN, trong thế phải chiến đấu và chiến thắng, danh

tướng Hạng Vũ

(11)

đã đốt thuyền và đập vỡ nồi niêu để đội quân của ông chỉ còn lựa chọn duy

nhất là quyết đánh thắng đối phương. Tác giả lẽ ra đã không mất thời gian và có thể làm được

nhiều việc hơn nếu như chỉ có một lựa chọn, hoặc MIT hoặc Stanford.

Hiệu ứng của sự kỳ vọng

Hai người bạn cùng xem một cú bắt bóng. Một người quả quyết là hai chân thủ môn còn phía

trong vạch, còn người kia nhất định cho rằng chân thủ môn đã ở ngoài vạch. Sự kỳ vọng khác

nhau về kết quả đã khiến hai người – đều rất trung thực – có hai cái nhìn khác hẳn nhau. Một

nhóm các nhà khoa học thần kinh đã sử dụng máy FMRI

(12)

hiện đại để theo dõi não người

trong thí nghiệm về nhận biết giữa Coca Cola và Pepsi. Những người tham gia thí nghiệm được

bơm vào miệng một lượng nước Coca Cola hoặc Pepsi, đồng thời nhận được thông tin về thức

uống mình sắp nhận. Các nhà khoa học quan sát thấy: khi sắp nhận Coca Cola hay Pepsi, trung

tâm não bộ của những người này liền được kích hoạt. Tiếp theo, khu vực não trước – phần bên

của vùng giữa trán phụ trách các chức năng bậc cao của con người như ghi nhớ, nhận thức và

tư duy – cũng được kích hoạt. Đối với người nhận Coca Cola, sự kích hoạt này cao hơn một bậc

so với người nhận Pepsi.

Trong mỗi chúng ta luôn có sẵn những kỳ vọng, thành kiến về nhiều sự việc. Việc loại bỏ tác

động của các kỳ vọng, thành kiến này rất khó. Nhưng nếu chúng ta thừa nhận mình bị “mắc

kẹt” trong thành kiến, chúng ta sẽ cố gắng nhìn nhận vấn đề trung lập hơn, hoặc chí ít là tham

khảo ý kiến trung lập của bên thứ ba.

Hãy để giả dược đánh lừa chúng ta

Thí nghiệm lẫn thực tế cho thấy giả dược không chỉ có tác dụng về mặt tâm lý mà còn làm

giảm mức độ căng thẳng, thay đổi số lần tiết hoóc-môn, thay đổi hệ miễn dịch… đối với người

sử dụng. Và điều “phi lý” là giả dược đắt tiền có tác dụng hơn giả dược rẻ tiền.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.