TĂNG TỐC ĐẾN THÀNH CÔNG - Trang 36

SỨC MẠNH CỦA THÓI QUEN

Cuốn sách The Power of Habit viết về sức mạnh của thói quen, cách hình thành, thay đổi và

cách tạo ra những thói quen tích cực của con người, tổ chức, cộng đồng. Tác giả đã chứng minh

rằng thói quen đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự thành công của các cá nhân và tổ

chức – đúng như nội dung của câu châm ngôn nổi tiếng: “Gieo thói quen, gặt tính cách; gieo tính

cách, gặt số phận.”

Tác giả Charles Duhigg là nhà báo chuyên về mục kinh doanh của tờ The New York Times.

Ông nhận được nhiều giải thưởng – trong đó có giải Pulitzer – cho các bài báo và cuốn sách của

mình. Ông tốt nghiệp Đại học Yale và Trường Kinh doanh Harvard.

Do khuôn khổ có hạn, tôi chỉ tóm tắt phần quan trọng nhất của cuốn sách, là nội dung về thói

quen của cá nhân và công ty.

Thói quen

Nhiều hành động chúng ta làm hàng ngày, từ những việc đơn giản như tắm

rửa, đánh răng, ăn sáng, buộc dây giày, kiểm tra email, đi bộ, ăn tối, xem ti vi…

cho đến những việc phức tạp như tiết kiệm, tổ chức công việc… có vẻ là kết

quả của sự suy nghĩ thấu đáo, nhưng thật ra đó là thói quen. Một nghiên cứu

khoa học tại trường Đại học Duke năm 2006 đã kết luận rằng: hơn 40% hành

vi hàng ngày của con người xuất phát từ thói quen.

Thói quen là một hoạt động hay chuỗi hoạt động được con người thực hiện khá thường

xuyên mà không cần tập trung suy nghĩ nhiều. Ví dụ khi lái xe: những động tác điều khiển có vẻ

rất phức tạp và cần phải suy nghĩ trước khi thực hiện, thế nhưng vì chúng đã trở thành thói

quen nên chúng ta có thể thực hiện một cách dễ dàng mà không phải suy nghĩ. Theo các nhà

khoa học, thói quen được hình thành là do não bộ luôn tìm cách giảm thiểu sự làm việc của trí

óc.

Não bộ luôn cố gắng chuyển phần lớn các hoạt động hàng ngày thành thói quen vì khi hoạt

động theo thói quen, não bộ sẽ được nghỉ ngơi thường xuyên hơn. Nhờ những thói quen hàng

ngày mà các bệnh nhân bị mất ký ức do bệnh tật hoặc chấn thương vẫn giữ được khả năng thực

hiện những hoạt động cơ bản. Bệnh nhân Eugene bị viêm não do virus không nhớ tuổi của

mình, không nhận ra cháu của mình và dĩ nhiên không thể vẽ được sơ đồ nhà của mình, nhưng

vẫn có thể tìm đến nhà bếp khi muốn ăn.

Sự hình thành thói quen

Các nhà nghiên cứu tại MIT – với công nghệ vi mô – nghiên cứu thói quen bằng cách tìm hiểu

sự hoạt động não bộ của loài chuột khi tìm kiếm sô-cô-la đặt trong một mê cung. Họ ngăn cách

chú chuột với mê cung bằng một vách ngăn. Sau một tiếng click lớn, vách ngăn mở ra và chú

chuột vào mê cung để tìm đường đến miếng sô-cô-la. Theo sự dẫn dụ của mùi sô-cô-la, chú

chuột lên xuống, ngửi và cào các vách tường… Thí nghiệm cho thấy não bộ của chuột hoạt

động tích cực để xử lý thông tin (mùi, âm thanh, hình ảnh...) trên đường tìm đến miếng sô-cô-

la. Thí nghiệm này được lặp lại nhiều lần và chuột đã bắt đầu quen với hướng tìm đến mức

không cần phải dùng đến não bộ để suy nghĩ đường đi. Lúc đó, những hành động đi thẳng, rẽ

trái... và ăn sô-cô-la đã được lưu trữ trong hạch nền và được thực hiện một cách tự động.

Quá trình não bộ chuyển hóa một chuỗi hoạt động thành hành vi tự động được gọi là

“chunking”, và là nguồn gốc của thói quen. Thói quen lái xe ô-tô của chúng ta cũng được hình

thành tương tự thí nghiệm trên. Ban đầu, não bộ chúng ta phải làm việc cật lực để thực hiện

hàng loạt động tác: mở gara, mở khóa cửa xe, điều chỉnh ghế ngồi, tra chìa khóa vào ổ, khởi

động xe, điều chỉnh kính, kiểm tra chướng ngại vật, đặt chân lên thắng xe, quan sát khoảng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.