Chúng ta gian dối có giới hạn
Con người sẽ gian dối khi có cơ hội. Nhiều thí nghiệm tinh vi được tiến hành nhằm đo mức
độ gian dối của sinh viên tại các trường Harvard, MIT, Princeton, UCLA và Yale đã cho phép tác
giả kết luận: “Con người sẽ gian dối khi có cơ hội, và sẽ gian dối nhiều hơn khi sự việc đó không
quá nghiêm trọng, không liên quan trực tiếp đến tiền bạc.” Tuy vậy, sự gian dối của con người có
điểm dừng. Theo lý thuyết của nhà tâm lý học Sigmund Freud
, sau khi xảy ra thì sự gian dối
đã bị cái “siêu tôi” chặn lại ở một giới hạn nào đó. Cái siêu tôi – vốn được phát triển từ các
phẩm chất tốt đẹp của xã hội – được thỏa mãn khi chúng ta tuân theo đạo đức xã hội, và không
thỏa mãn khi chúng ta không tuân theo.
“Bữa ăn miễn phí”
Các nhà kinh tế học truyền thống cho rằng không có “bữa ăn miễn phí” (No free lunch). Các
quyết định của con người là lý trí và ai cũng cố gắng tối đa hóa lợi ích. Chính vì thế, bữa ăn
miễn phí không bao giờ tồn tại – mà nếu có thì ai đó đã nhận ra và lấy hết giá trị của chúng. Các
nhà kinh tế học hành vi lại tin rằng con người dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động khác nhau và
đưa ra những quyết định phi lý trí. Họ lý luận rằng nếu ai cũng đều mắc lỗi một cách có hệ
thống trong các quyết định thì tại sao chúng ta không phát triển các chiến lược, phương pháp
và công cụ giúp bản thân ra quyết định sáng suốt hơn và đạt được những điều mình thật sự
mong muốn. Và đây chính là ý nghĩa của “bữa ăn miễn phí” từ góc độ của Kinh tế học hành vi.
Tài liệu tham khảo:
, Dan, Predictably Irrational, Revised and Expanded Edition: The Hidden Forces That
Shape Our Decisions, Harper Perennial, 2010.
và một số web khác có nội dung về cuốn sách
Predictably Irrational.