TĂNG TỐC ĐẾN THÀNH CÔNG - Trang 40

THẾ GIỚI PHẲNG

The World Is Flat viết về toàn cầu hóa và những biến động lớn trong thời đại hiện nay. Sách

bán rất chạy và tạo thành một hiện tượng lớn, biến cụm từ “thế giới phẳng” thành cụm từ thông

dụng. Bên cạnh việc có rất nhiều độc giả yêu thích và ủng hộ, cuốn sách cũng hứng chịu sự chỉ

trích từ nhiều người, đặc biệt là giới học giả. Họ cho rằng tác giả Thomas L. Friedman đã đơn

giản hóa các vấn đề một cách cực đoan. Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng, với những khác

biệt về sắc tộc, tôn giáo, văn hóa giữa các quốc gia, thế giới có thể là thị trường cho tất cả các

nước, tất cả mọi người nhưng sẽ không bao giờ thật sự phẳng cả.

Tác giả, nhà báo Thomas L. Friedman đã ba lần đoạt giải Pulitzer. Ông phụ trách một chuyên

mục của tờ The New York Times. Ông chuyên viết về kinh tế đối ngoại, bao gồm thương mại toàn

cầu, Trung Đông, các vấn đề về môi trường… Ngoài cuốn sách này, ông còn là tác giả của ba cuốn

sách best-sellers khác.

Do khuôn khổ có hạn, người viết chỉ tóm tắt phần đầu, là phần chính yếu và quan trọng nhất

của sách.

Ba kỷ nguyên Toàn cầu hóa

Kỷ nguyên thứ nhất – Toàn cầu hóa 1.0 – bắt đầu từ năm 1492 khi

Christopher Columbus khám phá ra Tân Thế giới (châu Mỹ) và mở ra sự giao

thương giữa Cựu Thế giới và Tân Thế giới cho đến năm 1800. Với sự đề cao

sức mạnh của các quốc gia và tôn giáo, kỷ nguyên Toàn cầu hóa 1.0 này được

đánh dấu bởi năng lực sản xuất của các nước biết sử dụng sức mạnh công

nghiệp.

Kỷ nguyên thứ hai – Toàn cầu hóa 2.0 – bắt đầu từ năm 1800 đến 2000 với động lực thúc đẩy

hội nhập toàn cầu từ các tập đoàn đa quốc gia. Kỷ nguyên này đã bị gián đoạn bởi cuộc Đại Suy

thoái và hai cuộc chiến tranh thế giới. Sự hội nhập toàn cầu trong nửa đầu kỷ nguyên thứ hai

này được cổ vũ bởi chi phí giao thông giảm cùng với sự ra đời của động cơ hơi nước và đường

sắt. Trong nửa sau kỷ nguyên thứ hai, hội nhập toàn cầu xảy ra với tốc độ nhanh hơn nhờ chi

phí thông tin giảm vì sự phổ biến của điện tín, điện thoại, máy tính, vệ tinh, cáp quang và phiên

bản đầu của Internet. Kỷ nguyên này làm thế giới co lại từ cỡ trung bình xuống cỡ nhỏ.

Kỷ nguyên thứ ba – Toàn cầu hóa 3.0 – bắt đầu từ năm 2000 với động lực thúc đẩy là sự kết

nối toàn cầu trên một bước tiến mới, nhờ sự liên kết giữa các máy tính cá nhân, hệ thống cáp

quang và phần mềm xử lý công việc. Sự hội tụ này cho phép các cá nhân hợp tác và cạnh tranh

trên toàn cầu. Toàn cầu hóa 3.0 làm cho thế giới co lại đến mức siêu nhỏ, hay có thể nói một

cách hình tượng là làm cho thế giới trở nên phẳng. Kỷ nguyên này trao quyền cho các cá nhân

từ khắp mọi nơi trên thế giới.

Nếu chủ thể của Toàn cầu 1.0 là các quốc gia, của Toàn cầu hóa 2.0 là các tập đoàn đa quốc

gia tại châu Âu và Mỹ, thì chủ thể của Toàn cầu hóa 3.0 là các cá nhân đến từ khắp mọi nơi

trong một thế giới ngày càng trẻ, do đó “nhỏ” và “phẳng” hơn.

Trong kỷ nguyên mới, con người có thể làm việc từ

khắp mọi nơi

Với một phần mềm chuyên dụng và các hình thức liên lạc, báo cáo công việc thông qua

Internet, đội ngũ nhân viên kế toán tại Ấn Độ của Công ty MphasiS có khả năng phục vụ công

tác kế toán, kê khai thuế cho khách hàng Mỹ tại bất cứ tiểu bang nào. Xu hướng thuê ngoài đối

với dịch vụ kế toán và khai thuế này đang ngày càng trở nên phổ biến. Năm 2003, khoảng

25.000 tờ khai thuế ở Mỹ đã được làm ở Ấn Độ. Đến năm 2004, con số này là 100.000 và năm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.