2005 là 400.000. Xu hướng này đã tạo ra khoảng 70.000 việc làm hằng năm cho các sinh viên
tốt nghiệp ngành kế toán tại Ấn Độ. Với mức lương ban đầu 100 đô-la/tháng, các nhân viên kế
toán này đang miệt mài làm tờ khai thuế cho các doanh nghiệp Mỹ và cạnh tranh trực tiếp với
những đồng nghiệp tại Mỹ. Sự cạnh tranh này không chỉ giới hạn ở ngành kế toán và khai thuế.
Với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, hàng loạt những công việc như đặt chỗ tại nhà hàng, trả
lời khách hàng, đọc kết quả chiếu X quang… đều được thuê ngoài. Năm 2004, các chi nhánh tại
Bangalore, Ấn Độ của các tập đoàn đa quốc gia gốc Mỹ như Cisco Systems, Intel, IBM, Texas
Instruments, GE… đã nộp đến 1.000 đơn xin cấp bằng sáng chế của Mỹ.
Đại Liên (Dalien), một thành phố của Trung Quốc cũng đang đi theo định hướng của
Bangalore, Ấn Độ. Các công ty Nhật và Mỹ cũng tuyển dụng người địa phương làm công việc
nhập liệu, thiết kế đồ họa, viết phần mềm... cho khách hàng Nhật.
Khác với phương pháp “thuê ngoài” (outsourcing), hãng hàng không JetBlue lại giảm chi phí
bằng cách thuê người làm tại nhà (home- sourcing). Họ sử dụng các bà nội trợ để làm công
việc đặt chỗ cho khách hàng. Những bà nội trợ này vừa làm việc nhà vừa làm việc công ty (25
giờ/1 tuần) và tới văn phòng 4 giờ/tháng để học các kỹ năng mới, cũng như cập nhật tình hình
về công ty.
Trong thế giới phẳng ngày nay, ở một chừng mực nào đó, các công ty có thể thuê và người
lao động có thể làm việc từ bất cứ nơi nào trên thế giới.
Mười nhân tố làm phẳng thế giới
Nhân tố thứ nhất: Sự sụp đổ của nền kinh tế phi thị trường và rào cản thông
tin cá nhân
Cuộc cách mạng ngày 9/11/1989 đã xô đổ bức tường Berlin, chính thức kết thúc chiến tranh
lạnh giữa hai miền nước Đức và xóa đi nền kinh tế tập trung hóa vận hành theo mệnh lệnh từ
trên xuống của phía đông bức tường. Nền kinh tế tự do của phía tây – vận hành theo nhu cầu
của thị trường – “lên ngôi” và được áp dụng cho cả nước.
Sự phát triển của máy tính cá nhân và hệ điều hành Windows đã phổ cập tin học cá nhân và
xóa bỏ đi một rào cản vô cùng lớn: giới hạn về dung lượng thông tin từng cá nhân có thể quản
lý và truyền tải.
Nhân tố thứ hai: Ngày 08/09/1995, mạng Web và Netscape xuất hiện
Năm 1991, Berners-Lee đã phát minh ra mạng Web toàn cầu (World Wide Web) với ngôn
ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML. Từ khi ra đời, mạng Web và Internet đã phát triển đồng nhất
với tốc độ siêu việt. Chỉ trong 5 năm, số lượng người sử dụng Internet đã tăng từ 600 nghìn lên
40 triệu người.
Ngày 8/9/1995, Netscape bán cổ phiếu đợt đầu cho công chúng. Trình duyệt thương mại
đầu tiên trên thế giới của Netscape không chỉ làm cho Internet trở nên sống động mà còn cho
phép mọi người, từ trẻ đến già, đều có thể sử dụng và làm nhiều công việc khác nhau với Web.
Nhân tố thứ ba: Các phần mềm xử lý quy trình công việc
Với việc kết nối ngày càng được cải tiến và những phần mềm xử lý quy trình có chức năng
siêu việt, tiện dụng như hiện nay, con người có thể chia sẻ công việc với nhau một cách dễ
dàng. Ngôn ngữ XML và giao thức truyền SOAP cho phép các máy tính có thể trao đổi dữ liệu,
tài liệu đã được định dạng chứa các loại thông tin như hồ sơ bệnh án, quảng cáo, giao dịch tài
chính… Nhờ vậy, những dự án phức tạp có thể được chia thành từng phần, được tiến hành tại
nhiều nơi và phối hợp nhịp nhàng với nhau.
Nhân tố thứ tư: Những phần mềm với mã nguồn mở và việc tải lên mạng
Song song với phần mềm của các công ty, chúng ta còn có thể tiếp cận các phần mềm với mã
nguồn mở do các cá nhân, cộng đồng viết và tải lên mạng. Với sự chung tay phát triển và trí tuệ
của nhiều người, những phần mềm này ngày càng được cải tiến hữu ích.