TĂNG TỐC ĐẾN THÀNH CÔNG - Trang 56

CHIẾN LƯỢC ĐẠI DƯƠNG XANH

Cuốn sách Blue Ocean Strategy: How To Create Uncontested Market Space And Make

The Competition Irrelevant đem đến cho giới kinh doanh một chiến lược cạnh tranh mới, đó là

cạnh tranh nhưng không cạnh tranh. Ngay từ khi mới được xuất bản, cuốn sách đã tạo nên

một hiện tượng được giới doanh nhân và học giả đánh giá rất cao.

Đồng tác giả W. Chan Kim là một lý thuyết gia về kinh doanh gốc Hàn Quốc. Hiện ông là giáo sư

về chiến lược tại INSEAD và Đồng Giám đốc của Viện Chiến lược Đại dương Xanh INSEAD Blue

Ocean Fontainebleau, Pháp.

Đồng tác giả Renée Mauborgne là giáo sư người Mỹ. Bà là giáo sư về chiến lược tại INSEAD, và

là Đồng Giám đốc của Viện Chiến lược Đại dương Xanh INSEAD.

Tránh thương trường đỏ máu

Chiến lược kinh doanh truyền thống có nguồn gốc từ các mô hình quân sự.

Những danh từ dùng trong các công ty như “tổng hành dinh – head quarter –

trụ sở”, “nhân viên – officier – sĩ quan”, “bộ phận tiếp xúc khách hàng – front

lines – tiền tuyến”… và những động từ diễn tả sự cạnh tranh trong kinh doanh

như đối đầu, cạnh tranh, chiếm lấy vị thế… rất giống với thuật ngữ dùng trong

chiến tranh.

Các doanh nghiệp vạch ra những chiến lược cạnh tranh nhằm tìm mọi cách tạo ưu thế so với

đối thủ và chiếm lấy vị thế tốt hơn trên thị trường. Chiến lược cạnh tranh truyền thống này đã

tạo ra những thương trường khốc liệt với các hệ quả như: mất thị phần, giảm lợi nhuận, giảm

tăng trưởng. Thiệt hại trong thương trường cũng được ví như máu đỏ nhuốm lấy chiến trường.

Tuy sự cạnh tranh lẫn nhau đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, nhưng nó không phải

là chiến lược duy nhất. Các công ty, thay vì cạnh tranh trên thị trường cũ có thể thực hiện chiến

lược đại dương xanh, tức là tìm ra thị trường mới chưa từng được khai phá bởi bất kỳ công ty

nào khác.

Chiến lược đại dương xanh không chỉ giúp tránh cạnh tranh mà còn sinh ra những ngành

kinh doanh mới với mức lợi nhuận cao. Trong số 108 công ty được nghiên cứu, có 86% thực

hiện việc mở rộng kinh doanh bằng chiến lược cạnh tranh cổ điển. Những doanh nghiệp này

tạo ra 62% doanh số và 39% lợi nhuận trên tổng số các doanh nghiệp được nghiên cứu. Trong

khi đó, 14% số công ty còn lại – theo đuổi chiến lược đại dương xanh – chiếm 38% doanh số và

đạt đến 61% lợi nhuận.

Đổi mới giá trị

Xu hướng toàn cầu hóa cùng những tiến bộ kỹ thuật đã giúp các công ty cung cấp nhiều sản

phẩm và dịch vụ hơn cho thị trường, khiến cung vượt cầu. Cuộc chiến giá cả ngày càng trở nên

khốc liệt, lợi nhuận của các doanh nghiệp bị thu hẹp. Để thoát khỏi sự cạnh tranh đầy máu đỏ

này, các công ty sử dụng chiến lược đại dương xanh với tên gọi “đổi mới giá trị”. Đổi mới giá

trị khác với đổi mới thiên về tạo giá trị trên quy mô ngày càng tăng, và cũng khác với đổi mới

theo xu hướng công nghệ nhưng không tạo ra giá trị khác biệt gì.

Đổi mới giá trị là cách tư duy và triển khai chiến lược mới để hình thành đại dương xanh,

giúp tránh được cạnh tranh. Đổi mới giá trị không tuân theo một trong những quy luật phổ

biến của chiến lược phát triển dựa trên cạnh tranh, đó là quy luật đánh đổi giữa giá trị và chi

phí. Đổi mới giá trị nhấn mạnh cả giá trị lẫn sự khác biệt. Những công ty dùng đổi mới giá trị

để hình thành đại dương xanh theo đuổi đồng thời chiến lược khác biệt hóa và chiến lược chi

phí thấp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.