TĂNG TỐC ĐẾN THÀNH CÔNG - Trang 60

ĐỂ XÂY DỰNG DOANH NGHIỆP HIỆU QUẢ

Cuốn sách The E-Myth Revisited – Why Most Small Businesses Don’t Work and What To

Do About It viết về những ngộ nhận sai lầm của các doanh nghiệp từ khi thành lập cho đến khi

phát triển và trưởng thành. Chính vì những ngộ nhận này mà các doanh nghiệp thường chết yểu

hoặc không phát triển mạnh như mong muốn của chủ doanh nghiệp. Không những chỉ ra những

ngộ nhận, cuốn sách còn đưa ra giải pháp và tư vấn cách giải quyết những ngộ nhận đó.

Tác giả Michael E. Gerber là Chủ tịch và Giám đốc Điều hành của Michael E. Gerber Companies,

một công ty chuyên đào tạo và tư vấn về chiến lược, kỹ năng trong kinh doanh.

Doanh nhân và những ngộ nhận

Lịch sử của các tập đoàn thành công thường được kể lại như những câu

chuyện cổ tích, trong đó người thành lập doanh nghiệp được xem là nhân vật

chính. Người anh hùng này sau khi đã cân đo đong đếm mọi rủi ro và ước tính

doanh số, lợi nhuận… liền bắt đầu thành lập doanh nghiệp. Dưới sự lãnh đạo

của người anh hùng và với những kế hoạch chi tiết, doanh nghiệp đã thăng

tiến và phát triển thành tập đoàn thành công hiện nay. Song, những câu

chuyện có hậu này thường không phải là sự thật. Sự thật là hầu hết các doanh

nghiệp không được thành lập bởi một doanh nhân nhìn xa trông rộng, mà là một kế toán, thợ

làm tóc, kiến trúc sư, kỹ sư, người bán hàng, thư ký… những người đã mệt mỏi vì đi làm cho

công ty, cho người khác. Và đột nhiên một sự kiện nào đó xảy ra, chẳng hạn như một ngày nặng

nề tại văn phòng, con thi vào đại học… mà những người làm việc chuyên môn này bất ngờ “bắt

phải” tinh thần doanh nhân, và họ bắt đầu tiến hành thành lập công ty của họ.

Quy trình thành lập và phát triển doanh nghiệp này đã vấp phải một lỗi trầm trọng ngay từ

lúc khởi đầu: người kiến trúc sư chuyên về thiết kế nhà cửa, trang trí nội thất nay lại cố gắng

trở thành ông chủ của công ty thiết kế, chuyên viên sáng tạo chuyên suy nghĩ những mẫu

quảng cáo sáng tạo nay trở thành chủ doanh nghiệp quảng cáo… Hầu hết chúng ta đều không

hiểu rằng để làm chủ một doanh nghiệp, chúng ta cần phải nắm vững và giỏi nhiều lĩnh vực

hơn chứ không đơn thuần giỏi về chuyên môn hoặc ngành nghề đang kinh doanh. Và cũng

nhanh thôi, chỉ trong một thời gian ngắn, khi đối diện với thực tế kinh doanh của doanh

nghiệp, các ông chủ bà chủ này sẽ thấm thía hơn về con đường chông gai của việc thành lập và

phát triển một doanh nghiệp.

Một cái đầu - ba cái mũ

Bên trong mỗi người chủ doanh nghiệp đều có ba con người: doanh nhân, nhà quản lý và nhà

chuyên môn. Và vấn đề càng trở nên phức tạp hơn khi cả ba người này đều muốn là chủ, là

người quyết định. Không ai muốn người khác làm chủ thay mình.

Doanh nhân là người biết cách biến những điều bình thường thành cơ hội đặc biệt. Doanh

nhân luôn hướng về tương lai và xây dựng viễn cảnh “điều gì sẽ xảy ra” và “xảy ra khi nào”. Với

mong muốn thay đổi và tiến về phía trước, doanh nhân biến đổi nhiều thứ xung quanh, kể cả

những việc có thể ngăn cản, gây trở ngại cho dự án của mình.

Nhà quản lý là người có đầu óc và làm việc thực tế. Không có nhà quản lý thì sẽ không có

hoạch định, trật tự hay dự báo. Nếu như doanh nhân nhìn thấy cơ hội thì nhà quản lý nhìn thấy

những rắc rối cần “dọn dẹp”. Nếu như doanh nhân tạo ra sự thay đổi thì nhà quản lý có xu

hướng giữ ổn định.

Nhà chuyên môn là người thực hiện công việc. Nhà chuyên môn luôn muốn tự mình thực

hiện công việc của mình. Doanh nhân đôi khi tạo ra những công việc mới và thú vị cho nhà

chuyên môn, nhưng đa phần là tạo ra những chướng ngại cho họ bằng cách nghĩ ra “các ý

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.