TĂNG TỐC ĐẾN THÀNH CÔNG - Trang 61

tưởng vĩ đại”. Nhà quản lý cũng cản trở công việc của nhà chuyên môn khi thiết lập trật tự và

đưa nhà họ vào thành một phần của hệ thống.

Chủ doanh nghiệp nào cũng có tính cách, phẩm chất của doanh nhân, nhà quản lý và nhà

chuyên môn bên trong mình. Nếu những tính cách này cân bằng, chủ doanh nghiệp sẽ làm

được nhiều việc. Khi đó, doanh nhân sẽ tự do hướng tới những lĩnh vực mới, nhà quản lý sẽ

củng cố nền tảng cho các hoạt động và nhà chuyên môn sẽ làm công việc chuyên môn.

Thế nhưng chủ doanh nghiệp ít khi đạt được trạng thái cân bằng. Nghiên cứu cho thấy một

chủ doanh nghiệp bình thường có 10% phẩm chất của doanh nhân, 20% phẩm chất của nhà

quản lý và 70% phẩm chất của nhà chuyên môn; ba phẩm chất này thường xuyên xung đột với

nhau.

Giai đoạn phôi thai của doanh nghiệp: Giai đoạn

của nhà chuyên môn

Giai đoạn phôi thai là giai đoạn khởi đầu của một doanh nghiệp nhỏ. Sếp của chủ doanh

nghiệp không còn tồn tại, và vì thế chủ doanh nghiệp – nhà chuyên môn đã được tự do để làm

công việc yêu thích của mình. Thời gian đầu, nhà chuyên môn làm việc rất hăng say. Họ làm

việc 10, 12 hay thậm chí 14 giờ mỗi ngày. Mọi suy nghĩ, cảm xúc của chủ doanh nghiệp – nhà

chuyên môn đều dành cho công việc kinh doanh mới mẻ này. Sau một thời gian, công sức của

chủ doanh nghiệp – nhà chuyên môn được đền đáp, khách hàng kéo đến, doanh số tăng lên.

Nhưng cùng với đà tăng của doanh số, mọi chuyện bắt đầu thay đổi. Quá nhiều việc phải làm

xuất hiện mà một chủ doanh nghiệp và một vài nhà chuyên môn không cáng đáng hết được.

Mọi thứ bắt đầu thay đổi theo chiều hướng xấu, như chất lượng sản phẩm không đảm bảo,

hàng giao không đúng giờ, không có người chăm sóc khách hàng… Nhiều chủ doanh nghiệp đã

chán nản và định “chạy trốn”, nhưng họ nhận ra mình vẫn luôn có một ông chủ để tuân theo.

Ông chủ đó là công việc kinh doanh của chính họ.

Giai đoạn phôi thai kết thúc khi chủ doanh nghịêp nhận ra rằng doanh nghiệp không thể tiếp

tục hoạt động theo cách họ đang làm, và họ cần phải thay đổi để tồn tại.

Giai đoạn “thiếu niên” của doanh nghiệp: Tìm kiếm

sự trợ giúp

Giai đoạn này bắt đầu khi chủ doanh nghiệp tìm kiếm sự trợ giúp. Họ bắt đầu tuyển những

người có khả năng trợ giúp, thường là bổ sung những kỹ năng mà chủ doanh nghiệp còn thiếu.

Ví dụ, chủ doanh nghiệp có khả năng sản xuất sẽ tuyển người có kinh nghiệm bán hàng và

ngược lại.

Khi tuyển đủ người, chủ doanh nghiệp có cảm giác tự do. Tính cách nhà quản lý của chủ

doanh nghiệp trỗi dậy và tính cách nhà chuyên môn tạm thời đóng vai trò thứ yếu. Những

công việc bề bộn mà chủ doanh nghiệp phải cáng đáng nay đã có người khác thực hiện. Tuy

vậy, hầu hết các ông chủ đều mắc phải sai lầm trong giai đoạn này. Đó là họ quản lý theo kiểu

từ bỏ trách nhiệm chứ không phải bằng cách giao việc.

Những sai sót của nhân viên bắt đầu xảy ra và chủ doanh nghiệp phải quay lại cùng làm việc

với nhân viên. Điều trớ trêu là khi chủ doanh nghiệp làm càng nhiều thì nhân viên của họ làm

càng ít, và do đó chủ doanh nghiệp lại càng can thiệp vào công việc của nhân viên. Họ bắt đầu

rối, và doanh nghiệp bắt đầu bước vào một giai đoạn mới: giai đoạn bên ngoài vùng an toàn.

Giai đoạn bên ngoài vùng an toàn

Chủ doanh nghiệp cảm thấy mất dần sự kiểm soát khi doanh nghiệp nằm bên ngoài vùng an

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.