TĂNG TỐC ĐẾN THÀNH CÔNG - Trang 80

Tìm hiểu tính cách, hành vi của từng thành viên thông qua các công cụ như
MBIT

(20)

. Những công cụ này sẽ giúp các thành viên hiểu thêm về nhau và đồng

cảm với nhau hơn.

Phản hồi 360 độ. Bài tập này đòi hỏi các thành viên đưa ra những phán xét cụ thể,

những phê bình mang tính xây dựng đối với các thành viên khác. Bài tập này có

tính rủi ro cao, do đó cần được sử dụng thận trọng để tránh gây mâu thuẫn nội

bộ.
Những bài tập, trò chơi xây dựng đội nhóm.

Người lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau giữa các

thành viên. Người lãnh đạo phải làm gương trong việc chia sẻ những điểm yếu một cách chân

thành và chấp nhận rủi ro mất thể diện trước tập thể, và phải tạo ra một môi trường không

trừng phạt các điểm yếu.

Giải pháp khắc phục rối loạn số 2 - Sợ xung đột

Không phải lúc nào đối đầu và xung đột cũng xấu, mà đôi khi chúng còn rất có ích cho những

mối quan hệ bền vững. Ở các nhóm không hiệu quả, người ta ngại đối đầu. Nhưng chính những

cuộc đối đầu, tranh cãi, xung đột ý tưởng mới là nhân tố giúp ích cho sự phát triển của đội ngũ.

Xung đột ý tưởng cần giới hạn ở ý tưởng, tránh công kích cá nhân hay có ý đồ xấu. Xung đột ý

tưởng giúp tập thể tìm ra các giải pháp tốt nhất trong thời gian ngắn nhất.

Nhiều tập thể lầm tưởng rằng tránh xung đột ý tưởng sẽ tránh được tổn thương tình cảm

giữa các thành viên, nhưng điều này không đúng. Khi không được tranh luận công khai, các

thành viên thường chuyển sang công kích ngoài luồng và gây ra nhiều tác hại hơn xung động

trực tiếp, công khai.

Một số phương pháp giúp xúc tiến và giúp ích cho việc xung đột ý tưởng:

Tạo điều kiện cho xung đột. Trong tập thể, các thành viên có xu hướng né tránh

xung đột phải thỉnh thoảng đóng vai trò khai thác xung đột. Họ nêu ra những vấn

đề nhạy cảm và buộc các thành viên khác cùng giải quyết chúng.

Cho phép xung đột xảy ra đúng lúc. Giảm sự khó chịu, bất đồng quá cao của xung

đột và ngăn không cho các thành viên lảng tránh, rút lui khỏi các cuộc xung đột.
Công cụ test Thomas-Kilmann (TKI)

(21)

giúp các thành viên hiểu được những

khuynh hướng xung quanh xung đột để có thể lựa chọn cách tiếp cận thích hợp
tùy theo tình huống.

Người lãnh đạo không được phép có suy nghĩ bảo vệ các thành viên khỏi xung đột

tích cực. Trái lại, người lãnh đạo nên để những xung đột này xảy ra đúng lúc và

đừng sợ thất bại trong việc kiểm soát tình hình xung đột, đối đầu của nhân viên.

Điều tối quan trọng là bản thân người lãnh đạo phải tự mình “làm gương” và

chấp nhận những xung đột, đối đầu về ý tưởng từ phía các thành viên khác.

Giải pháp khắc phục rối loạn số 3 - Thiếu tính cam

kết

Nhóm sẽ trở nên hiệu quả khi mọi thành viên hiểu rõ, ủng hộ và cam kết thực hiện các mục

tiêu. Nếu không có cam kết, mọi nỗ lực làm việc theo nhóm sẽ không thành công. Hai nguyên

nhân lớn nhất gây ra việc thiếu cam kết là thiếu đồng thuận và thiếu tin cậy trong mọi quyết

định. Đồng thuận không có nghĩa là tất cả mọi người đều đồng ý cao về mọi quyết định. Đồng

thuận có nghĩa là các ý kiến khác nhau của mọi thành viên đều được nhóm lắng nghe và xem

xét chân thành trước khi quyết định được tất cả thông qua. Tin cậy là khả năng đoàn kết của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.