người kiểm tra thi thể khi ấy nghi ngờ là bị trúng độc, nhưng vẫn phải
nói ra bên ngoài là bà bị cảm mà chết.
Đậu thị trở thành hoàng hậu thất thế, chết thê lương bi thảm như
vậy kỳ thực chỉ là chuyện sớm hay muộn. Nhưng người ta không thể
ngờ rằng, cái chết của bà đã dẫn đến hàng loạt cơn phong ba mạnh mẽ.
Ngay sáng hôm sau ngày Đậu thị bất ngờ qua đời, các thái giám
trông coi trong cung bận rộn quét dọn vũng nước mưa đọng lại trong
sân hoàng cung. Một tiểu hoàng môn, ngẩng đầu lên lau mồ hôi, phát
hiện trên cửa Chu Tước của cấm cung đã bị kẻ nào đó dùng dao khắc
một hàng chữ lớn: “Thiên hạ đại loạn, Tào Tiết, Vương Phủ ngầm giết
thái hậu, các công khanh đều ăn hại, chẳng ai có một lời trung ngôn.”
Hàng chữ ấy vốn chỉ muốn để hoàng đế phải suy nghĩ kỹ, từ đó
khuyên can ông xa rời đám hoạn quan. Không ngờ nó lại có tác dụng
ngược, sau khi biết tin về việc ấy, vị tiểu hoàng đế Lưu Hoành vẻ
ngoài vốn hòa nhã nhu mì, đã lần đầu tiên đập bàn nổi giận! Ông thấy
có kẻ âm thầm lẻn vào hoàng cung được như vậy, có nghĩa là sự an
toàn của bản thân mình đang bị uy hiếp, liền nghiêm khắc khiển trách
bọn cấm vệ quân, mắng mỏ vệ úy, quang lộc huân như tát nước vào
mặt. Bọn Vương Phủ, Tào Tiết lại lửa đổ thêm dầu, nhân cơ hội xúi
giục Lưu Hoành truy bắt bọn thái học sinh, nói rằng kẻ để lại “lời phỉ
báng” muốn lật lại vụ án Đậu Vũ, Trần Phồn, xin cho truy bắt bọn thái
học sinh. Lưu Hoành trong cơn thịnh nộ đã lập tức ra lệnh cho Tư lệ
hiệu úy thi hành.
Tư lệ hiệu úy Lưu Mãnh vốn là kẻ sĩ làng nho, nghe nói truy bắt
thái học sinh, ông ta kiên quyết không chịu vâng chiếu. Lưu Hoành ba
lần hạ chiếu, Lưu Mãnh ba lần không nghe, đối chọi nhau suốt một
tháng, cuối cùng đến mức vua tôi tranh chấp ngay trên điện. Lưu
Hoành tức giận, liền bãi miễn Lưu Mãnh cũng như tất cả quan viên
ủng hộ ông ta.
Chính trong lúc căng thẳng đó, Đoàn Quýnh vừa nhân có quân
công được điều về kinh đã chủ động xin nhận nhiệm vụ, nguyện đảm