Đằng tiến cử nhập kinh, cũng là người tinh thông kinh tịch, hiệu đính
Lục kinh ở Đông Quán. Không những vậy Đường Khê Điển còn là
người giỏi chiêm tinh thiên văn, mỗi khi gặp tiết trời hạn hán, triều
đình đều lệnh cho ông ta đến Tung Sơn cầu mưa, đến nay ở cửa Khải
Mẫu trên núi Thái Sơn vẫn còn lưu bài minh văn cầu mưa của ông ta.
Có điều ông ta tuy được nhờ Tào Đằng, song không thường qua lại
Tào gia, ngược lại bọn tiểu nhân xiểm nịnh Phàn Lăng, Hứa Tương thì
đi lại với Tào Tung ngày càng thêm thân thiết.
Kiều Huyền lặng lẽ nhìn hai người họ chuyện trò với nhau, trong
đầu lại nghĩ đến việc khác: “Rốt cuộc ta làm sao vậy? Tên tiểu tử Tào
gia này đáng để ta phải quan tâm đến vậy ư? Còn giới thiệu với Bá
Giai nữa, như thế chả phải tự chuốc lấy phiền ư? Hắn có điểm nào
thuận với tâm tư của ta? Có lẽ là hắn có điểm nào đó giống thời trẻ của
ta chăng... Khi ấy ta cũng tầm tuổi như hắn bây giờ, chỉ có điều ta làm
một chân công tào - chức quan nhỏ như hạt vừng - trong một huyện
nhỏ ở địa phận nước Lương. Vốn chỉ muốn làm cho tốt những công
việc được giao phó trong huyện, chứ đâu mong được làm quan to đến
thế nào, chỉ mong làm đúng lương tâm mình là được. Sau đó gặp đám
lưu dân - sao mà nhiều chúng dân phải phiêu bạt đến thế, đen đặc
không nhìn sao thấy hết được, ai nấy y sam lam lũ. Đám tiểu tử nha
đầu choai choai đến đôi dép cũng không có mà đi, chỉ vì tranh nhau
một miếng bánh mà đánh nhau chí tử, bánh rơi xuống bùn, vớ lên
được là nhét vào miệng luôn! Đám lưu dân ấy đều thế cả, đâu có điểm
nào còn giống một con người nữa... Bọn họ đều từ nước Trần đến,
tướng nước Trần là Dương Xương tự ý khoanh vùng cướp đất của dân,
xâm chiếm đánh thuế, trăm họ không dám chống đối, nếu ai không
chịu dời đi liền dùng gậy đánh chết. Ai dám không đi? Nhưng người
nông dân giữa việc phải rời khỏi mảnh đất của mình với việc bị dùng
gậy đánh chết thì có gì khác nhau đâu? Có mấy thanh niên trai tráng
khỏe mạnh có thể được lưu lại làm người cày thuê cuốc mướn, như thế
chẳng qua cũng chỉ cố gắng để có cái nhét vào miệng. Phần lớn là