đoàn lũ lũ chật cả cổng lớn, hơn nữa có xu thế ngày càng đông. Hứa
Thiệu bắt đầu cảm thấy lần này đến kinh đô có lẽ là quyết định vô
cùng thiếu sáng suốt.
Đúng lúc ấy, vị đường huynh nhiều năm không gặp là Hứa
Tương mang theo lễ vật xuất hiện. Hứa Thiệu xưa nay vốn không coi
người này ra gì, ông ta có biệt hiệu mỹ miều là “Bất Khai Khẩu”,
nhưng thực tế là kẻ tiểu nhân xu phụ nơi quyền quý, nịnh bợ bọn hoạn
quan. Hứa Tương nói mấy chuyện đãi bôi dông dài đến nửa ngày trời,
cuối cùng mới nói ra ý định của mình đến đây là - muốn Hứa Thiệu
viết phong dao bình luận cho Tào Tháo, nhi tử của Tào Tung. Chuyện
ấy khiến Hứa Thiệu nổi giận, ông ta chỉ thẳng mặt Hứa Tương mà
mắng mỏ một hồi, đem hết cơn bực dọc suốt mấy ngày nay ra dốc hết
lên đầu Hứa Tương.
Nhưng đến khi Hứa Tương đi rồi, ông ta mới bắt đầu nghĩ lại. Cố
nhiên Hứa Tương là một kẻ tiểu nhân vô sỉ, nhưng dẫu sao cũng nắm
chức Thị trung, liên quan đến thế lực của đại hoạn quan Tào Tiết. Một
khi ông ta ôm hận báo thù, trong khi mình chỉ là một tên áo vải, chắc
chắn sẽ không có kết quả tốt đẹp gì. Nghĩ đi nghĩ lại, chỉ có cách rời
khỏi kinh thành càng nhanh càng tốt.
Nói ra thì dễ nhưng làm được mới khó, muốn thuận lợi rời khỏi
Lạc Dương đâu phải chuyện dễ dàng.
Bên ngoài cửa phủ đều là người đợi để bái kiến, dù là lúc canh
khuya cũng có những gia đinh đày tớ của bọn họ đứng đợi tin tức ở
đấy. Nếu tùy tiện ra ngoài sẽ lập tức bị bọn chúng chặn lại, vây kín
bốn phía xung quanh không thôi. Biết làm thế nào bây giờ? Cuối cùng
Hứa Kiền nghĩ ra một cách, đầu tiên cho xe ngựa chở đồ đạc đi trước,
ra khỏi cửa rồi thì đánh tiếng là Hứa Thiệu về quê, không gặp tất cả
khách khứa, đợi cho họ chú ý về phía ấy, Hứa Thiệu sẽ ngồi một chiếc
xe khác lặng lẽ rời đi.
Thế là vào một buổi xẩm tối yên tĩnh, một chiếc xe không vội vã
rời khỏi Hứa phủ. Bọn gia đinh mà những người khách xin bái kiến