TÀO THÁO - THÁNH NHÂN ĐÊ TIỆN TẬP 1 - Trang 479

— Dạ! - Tào Thuần thi lễ thật nghiêm chỉnh, rồi đứng lên đọc:

“Từ hình hài đến thửa tóc, da.

Nguyên do chịu của mẹ cha,

Giữ cho trọn vẹn, hiếu là đầu tiên;

Sau chót nữa thân hiền đạo sáng,

Tiếng tăm truyền tỏ rạng ngàn thâu.

Thờ cha mẹ, nết hiếu đầu;

Thờ vua ở giữa, kế sau dựng mình.

Tìm nghĩa ấy trong kinh Đại Nhã;

Đạo hiếu này giảng đã tỏ tường:
Nếu ngươi nghĩ đến tông đường;

Thì nên sửa lấy đức thường của ngươi.”

— Tốt lắm, vậy trò giải thích lại cho mấy trò khác có nghĩa là gì

đi! - Tào Đức lại nói.

— Vâng ạ! - Tào Thuần lại thi lễ với Tào Đức rồi mới bắt đầu

giảng, - Đoạn này ý nghĩa là: Khổng Tử nói với Tăng Tử, đạo hiếu là
gốc rễ của tất thảy mọi đức hạnh, cũng là căn nguyên sinh ra việc giáo
hóa. Thân thể của chúng ta, bốn tay chân, tóc lông da thịt đều là bởi
cha mẹ ban cho chúng ta. Cho nên không thể dễ dàng làm hủy hoại
thương tổn chúng, đó là điều đầu tiên của đạo hiếu. Con người sống
trên đời nhất định phải tuân theo nhân nghĩa đạo đức, nhờ đó mà được
lập lên, như vậy mới có thể dương danh với hậu thế, từ đó cũng khiến
cho cha mẹ được vinh hiển, đó là mục đích cuối cùng của đạo hiếu.
Cái gọi là hiếu, đầu tiên là bắt đầu từ việc phụng thờ cha mẹ, sau đó
phải ra sức vì vua giúp nước, đó là trung hiếu hòa làm một, cuối cùng
là phải lập công dựng nghiệp, công thành danh toại. Trong thiên Văn
Vương có nói: “Không nhớ đến tổ tiên của ngươi thì lấy gì mà tu sửa
đức này” chính là chỉ phải hiểu rõ chữ Hiếu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.