TÀO THÁO - THÁNH NHÂN ĐÊ TIỆN TẬP 3 - Trang 290

— Tào đại nhân chớ thấy vẻ ngoài tiểu nhân thấp bé, tiểu nhân có

thể làm tướng lĩnh binh đánh giặc đấy. - Giọng hắn rất lớn, khiến
người ta ong cả tai.

Làm tướng lĩnh binh đánh giặc, khẩu khí thật lớn. Nếu hắn đã

dám nói thế, chắc chắn có tài nghệ chi đây. Tào Tháo không chậm trễ,
cười nói:

— Vị tiểu huynh đệ này, tên họ là gì?
— Tại hạ là Nhạc Tiến, từ Vệ Quốc đến.
Tào Tháo mới nghe nói là người Vệ Quốc, vội khách khí bảo:
— Là hương dân của bậc thánh nhân, bản quan thất lễ rồi.
Vệ Quốc vốn tên Vệ Huyện, cũng là thuộc huyện của Đông

Quận, nhưng đó là một trong hai công quốc riêng có của thiên hạ đại
Hán. Từ khi Quang Vũ trung hưng đến nay, tôn thất đều được phong
vương quốc, tương đương một quận. Duy chỉ hoàng đệ của Hiếu Hoàn
là Bột Hải vương Lưu Lý từng bị biếm làm Anh Đào vương, xuất hiện
một huyện vương quốc có một không hai. Phàm các bề tôi lập công
lớn sẽ được phong hầu quốc, tương đương một huyện, chứ không có
cấp nào là công quốc. Dù là Tam công hay Thái phó cũng chỉ là phong
hầu mà thôi. Quang Vũ đế Lưu Tú yêu chuộng nho học, lòng mộ
thánh hiền, để tỏ lòng tôn sùng Cơ Đán và Khổng Tử, nên vào năm
Kiến Vũ thứ mười ba (năm 37) phong cho hậu duệ nhà Chu là Cơ
Thường làm Vệ công, hậu duệ của Ân Thương là Khổng An làm Tống
công, cha truyền con nối tập ấm không thay đổi, ai nấy đều được lập
công quốc, tiếp đãi như thượng khách của nhà Hán, từ đó mới có hai
huyện công quốc Vệ, Tống.

Tào Tháo xưa nay sùng bái Chu công Cơ Đán, nghe nói Nhạc

Tiến là người Vệ Quốc, lập tức tỏ vẻ thân thiện.

Nhạc Tiến chắp tay nói:
— Không dám, không dám! Tại hạ bất quá là kẻ thô thiển, chỉ

muốn được theo tướng quân lập công danh thôi!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.