binh mã ấy ỷ vào Tào Báo là tướng Hạ Phì mà hoành hành hống hách,
không chịu nghe theo sai khiến. Viên Thuật đột nhiên dẫn quân tới đánh, tại
hạ gượng đem quân chống cự, bọn Tào Báo, Hứa Đam vốn không ở lại giữ
lấy Hạ Phì đột nhiên làm loạn, tuy Tào Báo đã bị người của đệ giết chết
nhưng binh lính Đan Dương đã dẫn Lã Bố vào thành, vậy là mất đất Từ
Châu. - Quân lính ở Đan Dương chiến đấu thế nào Tào Tháo đã từng lĩnh
giáo. Ngày trước khi Tháo đánh Từ Châu, Đào Khiêm từng đem quân Đan
Dương ra kháng cự, quân không ý chí không chịu nổi một trận, nhưng
bọn chúng ỷ vào thế lực quan lại đồng hương với Đào Khiêm mà ép người
ở Từ Châu. Đào Khiêm chống Tào Tháo thất bại không phải bởi tác chiến
không cố sức, mà căn nguyên ở chỗ không cân bằng được quan hệ giữa thế
lực bên ngoài và thế lực tại chỗ. Đào Khiêm lặng lẽ qua đời, để lại cho Lưu
Bị một đống đổ nát, Lưu Bị lại đối mặt với cả hai phe phái trước, không
những thế còn gặp phải nhiều phiền phức hơn cả Đào Khiêm trước đây.
Tào Tháo nghe Lưu Bị kể nguyên do như thế trong lòng lại bất giác tỏ ý
đồng tình, ngày trước chính Tháo cũng vì bọn Trần Cung, Trương
Mạc ở Duyện Châu phản loạn mà sứt đầu mẻ trán, chỉ là vận may có khá
hơn Lưu Bị một chút. Nếu không phải nhờ bọn Tuân Úc, Trình Dục ra sức
bảo vệ, e rằng đã chẳng khác Lưu Bị bây giờ, chạy sang mà đi theo Viên
Thiệu. Vậy nên mới cười khổ mà rằng: - Huyền Đức, việc của đệ cũng
đáng để được người thông cảm.
Lưu Bị nghiến răng: - Quân Đan Dương phản loạn cũng coi như thôi,
nhưng Lã Bố lấy oán báo đức, mượn gió bẻ măng, mượn lửa đốt nhà, thực
là đáng ghét.
- Không sai. - Tào Tháo lại liên tưởng đến hận cũ, - Ngày trước là hắn câu
kết bè đảng với phản loạn Duyện Châu cướp lấy Bộc Dương, những gì mà
đệ và ta trải qua như cùng một vết bánh xe! - Nói đến đoạn này, thực
như có chung một kẻ địch vậy.
Lưu Bị đột nhiên đứng dậy vái rồi nói: - Tại hạ đã chịu khổ nhiều với Lã
Bố, Viên Thuật, nguyện xin trước yên sau ngựa mà theo Đại tướng quân,