sơn mà!
Tào Hồng cười nịnh, nói: - Những việc có thể tự giải quyết đệ cũng không
dám làm phiền huynh, chỉ là vì Mãn Sủng không nể mặt đệ, đệ mới phải
cầu xin huynh. Chắc hẳn hắn sẽ nể tình huynh.
Phê bình thì phê bình, nhưng suy cho cùng Tào Hồng vẫn là thân thích, hơn
nữa trận bại ở Biện Thủy năm xưa, Hồng cũng có công cứu mạng, Tào
Tháo cũng không thể gạt đi không quan tâm: - Vậy để ta thử xem sao. Vừa
hay ta đang cho gọi ông ta đến phủ, lát nữa sẽ gặp. Đệ phải tự nói chuyện
với ông ấy, cùng lắm ta cũng chỉ nói đỡ vài câu thôi.
- Huynh an tâm, đệ sẽ tự biết làm thế nào.
Hai người không nói thêm gì nữa, Tào Tháo lo lắng về việc xuất binh, Tào
Hồng lại đang thầm chuẩn bị mấy câu hay ho để sắp đối đáp, chả mấy chốc
đã về đến phủ Tư không. Vừa bước vào cửa lớn, đã thấy Hạ Hầu Đôn và
Mãn Sủng đang chuyện phiếm trong sân, Tào Tháo vội gọi bọn họ vào sảnh
đường đàm đạo.
Mới vừa an vị, Tào Hồng đã nhíu mày máy mép ra hiệu, nhưng chỉ thấy
Mãn Sủng cúi mắt nhìn xuống, chẳng tỏ vẻ gì, giả vờ như không thấy gì
hết.
Tào Tháo thầm lấy làm buồn cười, cố ý không đề cập đến chuyện tình cảm,
mà lật tìm bản tấu chương của Khổng Dung ở trên bàn, tìm hồi lâu trong
đống văn thư giấy tờ mới thấy bản tấu chương xếp ở gần cuối. Tào Tháo
mở ra đọc qua:
Trộm thấy ẩn sĩ Nễ Hành ở Bình Nguyên, tuổi mới hai tư, tự là Chính Bình,
phẩm hạnh cứng cỏi, tài năng lỗi lạc. Mới vào văn đàn, đã thấy uyên áo.
Mắt mới xem qua, miệng đã nói được. Tai vừa nghe thấy, lòng đã chẳng
quên. Tính hợp lẽ đạo, nghĩ tựa có thần. Khéo suy tính như Tang Hoằng
Dương, tài nhớ lâu tựa Trương An Thế, đem cân lên mà so, thực không kém
nhau mấy. Trung trinh chính trực, chí khí trong sạch như sương tuyết. Thấy
thiện thì hâm mộ, coi ác như cừu thù. Đức hạnh như Nhậm Tọa, tiết tháo
như Sử Ngư...
Những câu tán tụng sau đó còn cả một lô một lốc nữa, dường Khổng Dung
đã đề cao Nễ Hành kia lên đến tận mây xanh rồi. Tào Tháo cũng chán